Nghị luận xã hội dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

7 lượt xem

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Và đây là dạng đề quá quen thuộc đối với các bạn học sinh. Tuy nhiên, không có quá nhiều bạn đạt được điểm cao đối với dạng đề này. Phải chăng các bạn chưa làm đúng cách hay các bạn chưa nắm vững dạng đề này. KhoaHoc sẽ giúp các bạn tự tin hơn với dạng đề này bằng cách đưa ra khung dàn ý và một số bài văn mẫu tương tự để các bạn tham khảo.

Bài viết gồm 2 phần:

  • Cách làm tổng quát khi gặp đề này
  • Những bài văn mẫu về nghị luận văn học - dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

1. Cách làm tổng quát khi gặp dạng đề này

Mở bài:

  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
  • Nêu vấn đề cần nghị luận ra

Thân bài:

  • Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
    • Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
    • Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
    • Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói...

Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ

  • Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
  • Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…)
    • Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
    • Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận
  • Rút bài học nhận thức và hành động

Kết bài:

  • Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
  • Lời nhắn gửi đến mọi người

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội