Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng tự trọng, hành vi nào không thể hiện lòng tự trọng? Tại sao?

3 lượt xem

4. Xây dựng kịch bản và đóng vai về lòng tự trọng

5. Lựa chọn những hành vi thể hiện lòng tự trọng

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng tự trọng, hành vi nào không thể hiện lòng tự trọng? Tại sao?

  • Tự cao, tự đại
  • Khiêm tốn, nhã nhặn
  • Trung thực
  • Tuân thủ pháp luật, quy định
  • Nói đi đôi với làm
  • Xem thường ý kiến của người khác
  • Nhặt được của rơi đem trả lại người mất
  • Luôn trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác
  • Tự lực làm bài thi
  • Nhờ bạn "giúp đỡ" trong giờ kiểm tra
  • Biết nhận lỗi khi phạm sai lầm và quyết tâm sửa lỗi
  • Xin từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ
  • Nói chuyện riêng trong giờ học.

Bài làm:

Những hành vi thể hiện lòng tự trọng:

  • Khiêm tốn, nhã nhặn
  • Trung thực
  • Tuân thủ pháp luật, quy định
  • Nói đi đôi với làm
  • Nhặt được của rơi đem trả lại người mất
  • Tự lực làm bài thi
  • Biết nhận lỗi khi phạm sai lầm và quyết tâm sửa lỗi
  • Xin từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ

=> Đây là những hành vi thể hiện lòng tự trọng vì đó là những cư xử đàng hoàng, đúng mực. Sống có kỉ luật, biết giữ lời hứa và làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở chế trách.

Những hành vi không thể hiện lòng tự trọng:

  • Tự cao, tự đại
  • Xem thường ý kiến của người khác
  • Nhờ bạn "giúp đỡ" trong giờ kiểm tra
  • Nói chuyện riêng trong giờ học

=> Đây là những hành vi không thể hiện lòng tự trọng vì đó là những cư xử, hành động không đúng với chuẩn mực.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội