Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra một tiết - học kì 2 (P1)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kiểm tra học kì II tham khảo . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Sản phẩm công nghiệp nào là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản?

  • A. Sản phẩm công nghiệp chế biến
  • B. Nguyên liệu công nghiệp
  • C. Năng lượng: than, khí tự nhiên, dầu mỏ
  • D. Sản phẩm công nghiệp hàng không, vũ trụ

Câu 2: Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

  • A. 338 nghìn km2.
  • B. 378 nghìn km2.
  • C. 387 nghìn km2.
  • D. 738 nghìn km2.

Câu 3: Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng:

  • A. Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu
  • B. Thâm canh ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại
  • C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi
  • D. Ứng dụng khoa học kĩ – thuật, phát triển nhiều giống cây trồng có năng xuất cao, chất lượng tốt

Câu 4: Tỉ lệ gia tăng dân số Trung Quốc năm 2005 là:

  • A. 1,0%
  • B. 0,9
  • C. 0,5%
  • D. 0,6%

Câu 5: Cơ sở thuận lợi để cho các quốc gia Đông Nam Á có thể hợp tác cùng phát triển là:

  • A. Đông Nam Á là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn
  • B. Các nước Đông Nam Á có sự tương đồng về nhiều giá trị văn hóa và tôn giáo
  • C. Dân cư tập trung ở châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ badan
  • D. Phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của người dân các nước rất gần nhau

Câu 6: Giá trị xuất siêu của Liên bang Nga năm 2005 là:

  • A. 100 tỉ USD
  • B. 125 tỉ USD
  • C. 120 tỉ USD
  • D. 115 tỉ USD

Câu 7: Cho bảng số liệu:

Sản lượng dầu mỏ, thép của Liên Bang Nga thời kì 1992- 2005

(Đơn vị: triệu tấn)

Sản phẩm

1992

1995

2001

2003

2005

Dầu mỏ

399,0

305,0

340,0

400,0

470,0

Thép

61,9

48,0

58,0

60,0

66,3

Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và thép của Liên bang Nga:

  • A. Tình hình sản xuất dẩu mỏ, thép của LB Nga không có sự biến động trong giai đoạn trên
  • B. Sản lượng thép của nước Nga tăng nhanh còn dầu mỏ có xu hướng giảm
  • C. Sản lượng dầu mỏ và thép tăng lên nhưng không liên tục
  • D. Sản lượng dầu mỏ tăng không liên tục còn thép tăng liên tục từ 1992 đến 2005

Câu 8: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

  • A. Hơn 20 quốc gia
  • B. 22 quốc gia
  • C. 10 quốc gia
  • D. 11 quốc gia

Câu 9: Đông Nam Á biển đảo không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới.
  • B. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
  • C. Có nhiều đồng bằng đất phù sa được phủ tro, bụi núi lửa.
  • D. Nằm trong vùng có động đất, núi lửa hoạt động mạnh

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 3 đến câu 5

* Dựa vào lược đồ Địa hình và khoáng sản Đông Nam Á và kiến thức đã học, hãy trả lời câu 10 đến câu 12

Câu 10: Quốc gia có phần lãnh thổ vào mùa đông có thời kì lạnh là:

  • A. Việt Nam và Mianma
  • B. Philippin và Thái Lan
  • C. Inđônêxia và Malaixia
  • D. Lào và Campuchia

Câu 11: Nhận định nào sau đây không chính xác về Đông Nam Á:

  • A. Nằm trong vành đai sinh khoáng giàu khoáng sản
  • B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình
  • C. Ngành thương mại và hàng hải có điều kiện để phát triển ở tất cả các nước
  • D. Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ôxtrâylia

Câu 12: Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu:

  • A. Nhiệt đới
  • B. Nhiệt đới gió mùa
  • C. Nhiệt đới gió mùa và xích đạo
  • D. Nhiệt đới và xích đạo.

Câu 13: Câu nào dưới đây không chính xác về dân cư hiện nay của Đông Nam Á:

  • A. Dân số đông, mật độ dân số cao
  • B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao
  • C. Số người trong tuổi lao động không dưới 50%
  • D. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao

Câu 14: Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á là:

  • A. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào
  • B. Lao động phổ thông chiếm đa số
  • C. Mật độ dân số cao
  • D. Phân bố không đều

Câu 15: Năm 2017, Đông Nam Á có dân số: 648,8 triệu người, diện tích: 4,5 triệu km2, tính mật độ dân số?

  • A. 14,4 người/km2
  • B. 144 người/km2
  • C. 1440 người/km2
  • D. 14 400 người/km2

Câu 16: Điều kiện tự nhiên nào sau đây là trở ngại cho sự phát triển của Đông Nam Á ?

  • A. Hầu hết các nước đều giáp biển.
  • B. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
  • C. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.
  • D. Vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”.

Câu 17: Điểm khác nhau cơ bản về địa hình Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo là:

  • A. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
  • B. Núi thường thấp dưới 3.000m.
  • C. Đồng bằng phù sa nằm đan xen giữa các dãy núi.
  • D. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.

Câu 18: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng:

  • A. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp
  • B. Từ nền kinh tế công nghiệp sang dịch vụ
  • C. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
  • D. Từ nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ

Câu 19: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu có tính

  • A. Gió mùa.
  • B. Lục địa.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Hải dương.

Câu 20: Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

  • A. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
  • B. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa rất ít.
  • C. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
  • D. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Câu 21: Nhóm nước nào dưới đây hoàn toàn thuộc về Đông Nam Á biển đảo?

  • A. Mianma, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
  • B. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
  • C. Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
  • D. Bru-nây, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a

Câu 22: Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

  • A. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
  • B. Đồng bằng phân bố ven biển.
  • C. Sông ngòi ngắn, nhỏ và dốc.
  • D. than đá có trữ lượng rất lớn.

Câu 23: Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ không dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  • A. Thiếu lao động trong tương lai.
  • B. Tỉ lệ người già ngày càng tăng.
  • C. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
  • D. Dân số tập trung ven biển.
Xem đáp án
  • 22 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021