Đáp án đề 2 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 7

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 12345678
Đáp ánACDABCAB
Câu 910111213141516
Đáp ánACBCADBC

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Nhận xét tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ:

- Nhà nước quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài.

- Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu tuyển dụng quan lại.

- Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử như: ai học đều được thi, lập bia, khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, những người đỗ cao đều được tuyển dụng vào làm quan.

→ Nhờ có những chính sách trên mà tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ hơn so với các thời kì Lê sơ phát triển mạnh hơn so với các thời kì trước đó.

Câu 2: Người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ là giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ Rốt.

* Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ:

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở lên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La- tinh để ghi âm Tiếng Việt.

- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ-Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh → Chữ Quốc ngữ ra đời.

* Chữ cái La-tinh ghi âm Tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì:

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện

- Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Câu 3: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện:

- Nhà Nguyễn thu hẹp dần các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định.

- Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

  • 5 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021