Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 2

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 đề số 2. Đề được soạn theo chương trình mới nhất của bộ GD năm 2021 nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức giúp các em làm bài thi tốt nhất và đạt được điểm số cao. Chúc các em học tốt.

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

PHẦN I: Đọc - Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“.. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ..”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Nội dung đoạn văn nói về điều gì?

Câu 2: Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên và xác định thán từ đó thuộc loại nào?

Câu 3: Phần cuối văn bản, Xiu cho rằng: Chiếc lá cuối cùng do cu Bơ-men vẽ chính là kiệt tác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản có chứa đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hai năm sau ngày lão Hạc chết, con trai lão trở về, anh được ông giáo kể cho nghe về cuộc sống của cha và tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc kể lại câu chuyện đó.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Phần I

Đọc – Hiểu

(3,0 điểm)

1

- Đoạn trích nằm trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O Hen – ri.

- Nội dung của đoạn trích: tả chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ – men bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn – xi

0.5

0.5

2

- Thán từ: ô kìa

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc

0.5

0.5

3

Đồng ý với quan điểm của Xiu: Chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác của cụ Bơ – men. Vì:

+ Đó là một chiếc lá rất đẹp, y như thật đến cả Xiu và Giôn – xi cũng không nhận ra đó là chiếc lá được vẽ

+ Đó là tác phẩm được hoàn thành trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: bí mật trong một đêm mưa tuyết

+ Tác phẩm ấy đã cứu sống một con người, đẩy lùi bệnh tật

+ Tác phẩm được vẽ lên bằng tình yêu thương cao thượng và bằng cả tính mạng của người tạo ra nó

0,25

0,25

0,25

0,25

II. Tập làm văn

(7,0 điểm)

1

Suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương

2.0

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Nội dung: Bài làm của thí sinh, cần đảm bảo một số nội dung sau:

- Giới thiệu về tình yêu thương trong cuộc sống

- Tình yêu thương là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

+ Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

- Hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

1.25

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức văn hóa và pháp luật

0.25

e. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, diễn đạt trong sáng, đưa được yếu tố biểu cảm, miêu tả và đoạn văn nghị luận

0.25

2

2.1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

5,0

2.2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự

- Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng; phần kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân về vấn đề, liên hệ.

- Mức không đạt (0 điểm): Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng đối tượng: Tâm trạng con trai lão Hạc khi nghe ông giáo kể chuyện về cha mình.

- Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.

- Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai đối tượng, hoặc lạc sang đối tượng khác.

0,25

c. Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

+ Dạng bài kể chuyện tưởng tượng dựa trên cốt truyện đã học (kể theo ngôi thứ nhất – con trai lão Hạc kể) người kể xưng “ tôi”

- Nội dung: Kể lại cuộc trò chuyện với ông giáo về cuộc sống cũng như tâm nguyện của cha mình (lão Hạc) trước khi chết.

+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu ngày anh trở về - con trai lão Hạc

- Cảm xúc (của tôi) về ngày được trở về làng sau thời gian đi phu đồn điền cao su.

II. Thân bài

- Tâm trạng của nhân vật tôi - con trai lão Hạc khi trở về làng, về đến nhà mình.

- Miêu tả qua về ngôi nhà: trong vườn cỏ mọc um tùm, căn nhà quạnh hiu, lạnh lẽo…

- Tìm sang bên ông giáo hỏi han tình hình và được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và tâm nguyện của ông trước khi chết. Qua lời kể của người hàng xóm đáng kính ấy tôi biết được

+ Cha tôi yêu quý, chăm sóc cậu vàng như con

+ Ông vất vả cực nhọc kiếm sống, nhất định không phiền luỵ đến ai, nhất định không xâm phạm đến mảnh vườn

+ Ông bị ốm, cuộc sống khó khăn, lão phải bán chó.

+ Ông đau khổ, dằn vặt khi bán chó

+ Cha đã gửi ông giáo tiền để lo ma và ông giáo giữ hộ mảnh vườn khi nào tôi về thì sẽ trao lại

- Ông giáo giao lại mảnh vườn cho tôi

(Chú ý đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm trong lời kể của ông giáo và bộc lộ cảm xúc khi nghe ông giáo kể về cha mình: thương cha, đau xót, ân hận vì mình đã bỏ cha mà đi phu…)

III. Kết bài:

- Cảm nghĩ về cha

- Lời ước nguyện trước bàn thờ cha

- Một số dự định trong tương lai

* Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường..

* Mức chưa tối đa:

+ Điểm 3,0 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu sót một vài vấn đề nhỏ hoặc một vài nội dung đề cập chưa sâu, tính liên kết chưa thật sự chặt chẽ.

+ Điểm 2,0 đến 2,75: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên.

+ Điểm 0,25 đến 1,75: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên.

* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

4,0

0,5

0,5

0,5

1,5

0,5

0,5

d. Sáng tạo:

* Mức tối đa (0,25 điểm):

+ Vận dụng, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

+ Bài tự sự sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc.

* Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

* Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan: