Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 9)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 9). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa quần xã và quần thể là

  • A. số lượng loài.
  • B. không gian sống.
  • C. thời gian tồn tại.
  • D. khả năng thích nghi.

Câu 2: Những biện pháp nào sau đây giúp cải tạo và bảo vệ môi trường?

(1) Xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng và trồng nhiều cây xanh xung quanh.

(2) Hạn chế phát triển dân số, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

(3) Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

(4) Cải tạo nhiều giống cây trông, vật nuôi để cho năng suất cao và giúp cải tạo đất.

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (2), (3) và (4).
  • C. (1), (2) và (4).
  • D. (1), (3) và (4).

Câu 3: Nhóm máu không tôn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu là

  • A. nhóm máu O.
  • B. nhóm máu A.
  • C. nhóm máu B.
  • D. nhóm máu AB.

Câu 4: Những sản phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ tạo ra các chủng vi sinh vật mới?

(1) Hoocmôn insulin

(2) Lúa giàu vitamin A

(3) Chất kháng sinh

(4) Cây trồng mang gen kháng virut

  • A. (1) và (2).
  • B. (3) và (4).
  • C. (1) và (3).
  • D. (2) và (4).

Câu 5: Ở động vật biến nhiệt, nhân tố sinh thái nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phát triển và số thế hệ trong 1 năm?

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Độ ẩm
  • D. Không khí

Câu 6: Sự khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh là:

  • A. Trong quan hệ cộng sinh hai bên hợp tác với nhau; trong quan hệ kí sinh một bên có lợi, một bên không ảnh hưởng.
  • B. Trong quan hệ cộng sinh, hai bên cùng có lợi; trong quan hệ kí sinh chỉ một bên có lợi một bên có hại.
  • C. Quan hệ cộng sinh: hỗ trợ cùng loài; quan hệ kí sinh, một sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác.
  • D. Cộng sinh là quan hệ hỗ trợ của các sinh vật cùng loài, kí sinh là quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật.

Câu 7: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Các điều kiện sống của môi trường thay đổi ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể.

(2) Khi khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao.

(3) Điều kiện sống càng tốt, số lượng cá thể càng đông, do vậy khu phân bố của quân thể được mở rộng.

(4) Khi số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức án trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

(5) Mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.

  • A. (1), (2), (3) và (4),
  • B. (2), (3), (4) và (5).
  • C. (1), (2), (4) và (5).
  • D. (1), (3), (4) và (5).

Câu 8: Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi vì những lí do nào sau đây?

(1) Rau quả tươi chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

(2) Rau quả tươi cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người

(3) Rau quả tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyền hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

(4) Rau quả tươi dễ mua, giá thành rẻ, nhiều chất đinh dưỡng.

  • A. (2). (4).
  • B. (1). (2)
  • C. (1), (3)
  • D. (3), (4).

Câu 9: Thói quen nào sau đây có thể làm cho mắt bị cận thị?

  • A. Làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi.
  • B. Đeo kính bảo vệ mỗi khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • C. Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối loãng.
  • D. Đọc sách ở nơi thiểu ánh sảng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc.

Câu 10: Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Con gái sinh ra có tóc thắng, mắt xanh. Bố và mẹ sẽ có có thể có kiểu gen nào sau đây?

  • A. AABB x AABb.
  • B. Aabb x AABb.
  • C. aaBB x aaBB.
  • D. aaBb x Aabb.

Câu 11: Đột biến số lượng ở I cặp NST xảy ra do cơ chế nào sau đây?

  • A. Một cặp NST bị mắt đi trong quá trình phân bào.
  • B. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.
  • C. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào.
  • D. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình nguyên phân.

Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của một loài là 2n = 24. Bộ NST của thê ba nhiễm có số lượng là

  • A. 72.
  • B. 36.
  • C. 25.
  • D. 23.

Câu 13: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức sẽ làm tăng

  • A. dung tích sống của phổi
  • B. lượng khí cặn của phổi
  • C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
  • D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Câu 14: Việc nạo phá thai có thể dẫn đến những hậu quả nào sau đây?

(1) Dính buồng tử cung

(2) Rách tử cung.

(3) Chửa ngoài dạ con ở lân sinh sau

(4) Tắc vòi trứng gây vô sinh.

  • A.(1), (2) và (3).
  • B. (2), (3) và (4).
  • C. (1), (3) và (4).
  • D. (1), (2) và (4).

Câu 15: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

  • A. Tế bào sinh sản
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Tế bào trứng
  • D. Tế bào tinh trùng

Câu 16: Mạch khuôn của một đoạn gen có trình tự đơn phân như sau:

-X-T-A-G-X-A-

Mạch mARN được tổng hợp từ đoạn mạch khuôn trên có trình tự là:

  • A. -G-A-T-X-G-T-
  • B. -G-A-U-X-G-U-
  • B. -A-G-X-T-A-G-
  • D. -X-A-U-X-X-T-

Câu 17: Biết cây đậu Hà Lan hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây đậu hoa đỏ thuần chủng lai với đậu hoa đỏ không thuần chủng, F1 có kết quả kiểu hình là

  • A. 100% hoa đỏ
  • B. 100% hoa trắng
  • C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
  • D. 3 hoa đỏ : I hoa trắng.

Câu 18: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

  • A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
  • B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
  • C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
  • D. Là nơi hình thành ti thể

Câu 19: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

  • A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
  • B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
  • C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
  • D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 20: Chức năng của ADN là:

  • A. Mang thông tin di truyền
  • B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
  • C. Truyền thông tin di truyền
  • D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 21: Khi nói về các biện pháp hạn chế bệnh tật di truyền trong quần thể người, những biện pháp nào sau đây đúng?

(1) Đấu tranh sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

(2) Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phải đúng quy cách, liêu lượng.

(3) Không nên kết hôn giữa những người mang gen gây bệnh.

(4) Phối hợp các phương pháp di truyền y học tư vấn với xét nghiệm. .

(5) Chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền để sàng lọc trước khi sinh nhằm hạn chế tối đa khả năng sinh ra trẻ có dị tật di truyền.

  • A. (1), (2), (3) và (4).
  • B. (1), (3), (4) và (5).
  • C. (2), (3), (4) và (5).
  • D. (1), (2), (4) và (5).

Câu 22: Động vật sống ở vùng lạnh có những đặc điểm nào sau đây?

(1) Lông dày và dài.

(2) Chân dài.

(3) Kích thước cơ thể lớn.

(4) Hoạt động về đêm.

  • A. (1) và (3).
  • B. (2) và (4).
  • C. (1) và (4).
  • D. (2) và (3)

Câu 23: Cho các sinh vật sau: (1) Gà; (2) Hồ; (3) Cáo; (4) Cỏ; (5) Châu chấu; (6) Vi khuẩn.

Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

  • A. (4) — (5) — (1) — (3) — (2) — (6).
  • B. (4) — (5) — (1) — (6) — (2) — (3).
  • C. (4) — (5) — (1) — (2) — (3) — (6).
  • D. (4) — (5) — (2) — (3) — (1) — (6).

Câu 24: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

  • A. n (kép)
  • B. 2n(đơn).
  • C. 2n (kép).
  • D. n (đơn).

Câu 25: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:

  • A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
  • B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
  • C. thay thế cặp A-T thành cặp X-G
  • D. mất cặp nuclêôtit A-T hoặc G-X

Câu 26: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dang

  • A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
  • B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.
  • C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
  • D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bị trí thứ 80.

Câu 27: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.

  • A. 3749
  • B. 3751
  • C. 3009
  • D. 3501

Câu 28: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?

  • A. Tia gamma
  • B. Hóa chất EMS
  • C. Hóa chất NMU
  • D. Consixin

Câu 29: Đồng sinh là hiện tượng:

  • A. Mẹ chỉ sinh ra hai đứa con trong một lần sinh của mẹ
  • B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ
  • C. Có 3 đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ
  • D. Chỉ sinh một con

Câu 30: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật là do yếu tố nào sau đây?

  • A. Người sinh sản chậm và ít con
  • B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến
  • C. Các quan niệm và tập quán xã hội
  • D. Cả A, B, C

Câu 31: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của y học di truyền tư vấn?

  • A. Chẩn đoán
  • B. Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền
  • C. Cung cấp thông tin
  • D. Điều trị các bệnh, tật di truyền

Câu 32: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)?

  • A. Dư luận xã hội không đồng tình.
  • B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.
  • C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.
  • D. Cả A và B đúng.

Câu 33: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

  • A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.
  • B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
  • C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.
  • D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 34: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

  • A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
  • B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
  • C. Chuẩn đoán trước sinh.
  • D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 35: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

  • A. Tự sao ADN
  • B. Tái bản ADN
  • C. Sao chép ADN
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 36: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là

  • A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào
  • B. Nguyên tắc bổ sung
  • C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
  • D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu 37: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:

  • A. T mạch khuôn
  • B. G mạch khuôn
  • C. A mạch khuôn
  • D. X mạch khuôn

Câu 38: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là:

  • A. Người
  • B. Ruồi giấm
  • C. Đậu hà lan
  • D. Lúa nước

Câu 39: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là:

  • A. Kỳ đầu và kỳ cuối
  • B. Kỳ sau và kỳ cuối
  • C. Kỳ sau và kỳ giữa
  • D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Câu 40: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

  • A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
  • B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
Xem đáp án
  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021