Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực ?
Bài làm:
Thuận lợi:
- Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô lạnh máy và mùa mưa tương đối nóng ẩm.
- Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
=> Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: Đia bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
- Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.
- Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn dễ gây ra xung đột và chiến tranh.
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
- Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam?
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai?
- Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?
- Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma
- Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
- Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?
- Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước sgk lịch sử 10 Trang 133
- Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?
- Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
- Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?