Đọc đoạn từ:" Mùa xuân của tôi" đến " mở hội liên hoan", trao đổi với nội dung sau:
b. Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:
(1) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao?
(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?
(4) Hãy hoàn chỉnh sơ đồ theo gợi ý sau:
Bài làm:
(1) ) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là:
- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
(2) Sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người thể hiện ở:
- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn…
- Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.
- Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
=> Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .
(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Những câu văn ấy chứa đựng nỗi nhớ của một người con xa xứ, luôn nhớ về quê hương, nhớ về gia đình, nhớ không khí đầm ấm an nhiên sum họp vui vầy bên những người thân thương nhất.
(4) Điền vào các ô như sau:
Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ: giàu hình ảnh, giàu tình cảm
- Giọng điệu: : trìu mến, thiết tha
- Hình ảnh: chọn lọc, giàu ý nghĩa
- Biện pháp tu từ: : điệp ngữ, so sánh, nhân hóa
Xem thêm bài viết khác
- Từ văn bản trên, em thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
- Trong những từ ngữ in đậm dưới đây , những từ nào là đại từ , những từ nào ko phải là đại từ ? Vì sao ?
- Từ nhìn trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là " đưa mắt về một hướng nào đó để thấy" . Ngoài nghĩa đó, từ trông còn có những nghĩa sau:
- Các nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử nào?
- Hãy nêu bố cục cảu truyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài
- a. Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn b. Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung, bài văn biểu cảm nói riêng
- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
- Bài thơ Cảnh Khuya được viết theo thể thơ nào?Em hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
- Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những cáu hát than thân trong ca dao?
- Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy
- Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường
- Đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?