Giải bài 2 trang 31 sách TBĐ địa lí 9

  • 1 Đánh giá

Bài 2: Trang 31 - sách TBĐ địa lí 9

Dựa vào biểu đồ đã vẽ được ở trang trước và kiến thức đã học, em hãy:

  • Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng
  • Nêu vai trò của vụ đông trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bài làm:

a) Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng sông Hồng:

  • Điều kiện thuận lợi:
    • Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên có nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất lương thực.
    • Đây là một trong hai đồng bằng phù sa nhất của cả nước, là tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của đồng bằng.
    • Vùng là nơi tập trung dân cư đông đúc, chất lượng dân cư cao có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
    • Vùng có cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hoàn thiện như các công trình thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, trại bảo vệ cây trồng vật nuôi.
  • Điều kiện khó khăn:
    • Vùng nằm trong khu vực chịu nhiều thiên tai, hạn hán....
    • Do đẩy mạnh CNH - HĐH nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
    • Đất đai ngày càng kém màu mỡ do ít được bồi đắp phù sa.

b) Vai trò của vụ đông trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:

Nếu như ở miền Nam thời tiết nóng quanh năm thì ở đồng bằng sông Hồng lại có một mùa đông lạnh kéo dài tới 3 tháng. Đo đó, tận dụng thời tiết lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: khoai tây, su hào, cà rốt…Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng, giải quyết vấn đề lương thực cho đông bằng sông Hồng và xuất khẩu một số loại rau ôn đới.

c) Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

  • Giảm sức ép về kinh tế (thu nhập bình quân tăng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…)
  • Giảm sức ép về xã hội (giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo , nâng cao các dịch vụ chăm sóc, y tế, giáo dục…)
  • Giảm tác động đến môi trường (giảm tải lượng khí thải, khai thác tài nguyên…)
  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021