Giải thí nghiệm 3 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Quan sát hiện tượng xảy ra rong hai ống nghiệm và rút ra kết luận.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Bài làm:
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm,…
- Hóa chất: dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%, mẩu kẽm có kích thước khác nhau.
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%, sau đó chuẩn bị hai mẫu Zn có khối lượng bằng nhau.
- Một mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn mẫu còn lại.
- Cho đồng thời hai mẫu kẽm đó vào hai ống nghiệm đựng H2SO4 ở trên.
Hiện tượng – giải thích:
- Ống nghiệm có kẽm kích thước nhỏ hơn thì nhan tan và tốc độ thoát khí nhanh hơn ống nghiệm có kích thước lớn.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
=>Kết luận: diện tích tiếp xúc ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng tăng.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải thí nghiệm 4 bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
- Giải câu 6 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Giải câu 5 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 6 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 1 bài 30: Lưu huỳnh
- Giải câu 1 bài 2: Hạt nhân nguyên tử , nguyên tố hóa học, đồng vị
- Giải câu 5 bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
- Giải câu 7 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 34 hóa học 10: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 1 bài 25: Flo Brom Iot
- Giải bài 4 hóa học 10: Cấu tạo vỏ nguyên tử