Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.

  • 1 Đánh giá

III. PHÒNG BỆNH DO VIRUS VÀ VI KHUẨN GÂY NÊN

1/ Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên

2/ Tìm hiểu trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi

3/

1. Em cần làm gì để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị?

2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào chưa?

4/ Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bài làm:

1/ Một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên:

- Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ

- Tập thể dục nâng cao sức khỏe

- Ăn uống đủ chất dịnh dưỡng, thực hiện ăn chín uống sôi

- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine cũng như những tác hại của một số bệnh nguy hiểm

2/ - Tiêm các loại vaccine phòng bệnh

- Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch gel, đeo khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh.

- Tiêm thuốc phòng bệnh cho vật nuôi

- Trồng các giống cây chịu hạn, ít sâu bệnh

3/

1. Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh hiệu quả nhất để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị

2.

  • Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG phòng bệnh lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh
  • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ)
  • Vắc xin Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy.
  • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-5 tuổi

4/ Nếu cần phải uống kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, hãy sử dụng kháng sinh hợp lý và chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý cho việc sử dụng kháng sinh an toàn:

  • Hãy sử dụng chính xác theo kê đơn của bác sĩ
  • Không chia sẻ kháng sinh với người khác
  • Không để dành kháng sinh
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh mà được chỉ định kê đơn cho người khác.

Khi sử dụng kháng sinh cần phải chú ý thêm đến một số tác dụng phụ do nó gây ra để có thể được tư vấn và khắc phục kịp thời yếu tố rủi ro. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh, bao gồm: Phát ban, chóng mặt, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng Clostridioides, phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe doạ đến tính mạng...

  • 171 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải KHTN 6 cánh diều