[KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 10: Sơ đồ tư duy

  • 2 Đánh giá

Giải SBT Tin học 6 bài Giải sách bài tập Tin học KNTT lớp 6, sách bài tập Tin học 6 sách kết nối tri thức, giải SBT Tin học 6 sách mới bài 10: Sơ đồ tư duy sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."

Câu 10.1. Sơ đồ tư duy là gì?

A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.

B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng,

C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.

D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đí.

Trả lời

Chọn đáp án A

Câu 10.2. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

A. tiêu đề, đoạn văn.

B. chủ đề chính, chủ đề nhánh,

C. mở bài, thân bài, kết luận.

D. chương, bài, mục.

Trả lời

Chọn đáp án B

Sơ đồ tư duy thường được tạo ra từ một chủ đề chính, sau đó phát triển các chủ đề nhánh xung quanh.

Câu 10.3. Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực.

B. Phần mềm máy tính.

C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...

D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...

Trả lời

Chọn đáp án C

Bút, giấy, mực, phần mềm máy tính là công cụ để tạo ra sơ đồ tư duy. Con người, đồ vật, khung cảnh,... có thể là đối tượng được nói đến trong sơ đồ tư duy chứ không phải là thành phần của sơ đồ tư duy.

Câu 10.4. Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gỉ?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.

B. Hạn chế khả năng sáng tạo.

C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.

D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người

Trả lời

Chọn đáp án D

  • Khi tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy, chúng ta cũng không dễ dàng thay đổi, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính.
  • Sản phẩm tạo ra là một bản sơ đồ tư duy trên giấy nên rất khó để sử dụng chúng cho các mục đích khác, vi dụ dùng cho bài trình bày tạo bằng phần mềm PowerPoint, gửi cho người khác xem qua thư điện tử,...
  • Nếu không có máy quét, máy photocopy, máy ảnh hay điện thoại thông minh thì sẽ rất khó để chia sẻ một bản đồ tư duy vẽ tay cho mọi người ở các địa điểm khác nhau.
  • Chỉ cần giấy và bút là những vật dụng rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất cứ đâu. Cách sử dụng hình ảnh, từ khoá, màu sắc, kích thước,... của mỗi người khác nhau nên sơ đồ tư duy sẽ thể hiện được phong cách và những sáng tạo riêng của người tạo.

Câu 10.5. Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.

B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.

C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.

D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tinh khác.

Trả lời

Chọn đáp án C

Câu 10.6. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô thích hợp của bảng sau:

Phát biểu

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nắm bắt một vẫn đề.

b) Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy trực quan giúp chúng ta tổ chức và phân loại suy nghĩ; giúp phân tích, hiểu, tổng hợp, nhớ lại và nảy sinh những ý tưởng mới tốt hơn.

c) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta liên kết thông tin, giúp não bộ lưu trữ được nhiều thông tin một cách khoa học nhất.

d) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng các kĩ năng của não phải. Não phải là nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về hình ảnh, âm thanh, tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc.

e)Sơ đồ tư duy giúp giải quyết vấn đề, ví dụ giải một bài toán,...

f) Sơ đồ tư duy cung cấp cái nhìn tổng quan về một chủ đề tốt hơn nhiều so với các tài liệu văn bản thông thường.

g) Với cùng một nội dung, cùng một yêu cầu tạo sơ đồ tư duy thì hai người khác nhau sẽ tạo ra hai sơ đồ tư duy giống nhau.

Trả lời

Ta điền như sau:

Phát biểu

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nắm bắt một vẫn đề.

Đ

b) Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy trực quan giúp chúng ta tổ chức và phân loại suy nghĩ; giúp phân tích, hiểu, tổng hợp, nhớ lại và nảy sinh những ý tưởng mới tốt hơn.

Đ

c) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta liên kết thông tin, giúp não bộ lưu trữ được nhiều thông tin một cách khoa học nhất.

Đ

d) Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng các kĩ năng của não phải. Não phải là nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về hình ảnh, âm thanh, tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc.

Đ

e)Sơ đồ tư duy giúp giải quyết vấn đề, ví dụ giải một bài toán,...

S

f) Sơ đồ tư duy cung cấp cái nhìn tổng quan về một chủ đề tốt hơn nhiều so với các tài liệu văn bản thông thường.

Đ

g) Với cùng một nội dung, cùng một yêu cầu tạo sơ đồ tư duy thì hai người khác nhau sẽ tạo ra hai sơ đồ tư duy giống nhau.

S

Câu 10.7. Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.

B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.

C. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Trả lời

Chọn đáp án D

  • Các chủ đề nhánh và các đường kẻ nối giữa các chủ đề càng ở gần trung tâm thì càng quan trọng hơn nên khi tạo cần nổi bật hơn các đường kẻ ở xa hình ảnh trung tâm. Tô màu đậm hơn, kích thước dày hơn sẽ tạo được ấn tượng nổi bật hơn.
  • Các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hon.
  • Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm sẽ làm cho bố cục của sơ đồ tư duy cân đối, sáng sủa. Người xem sẽ dễ dàng và nhanh chóng hiểu được nội dung.
  • Màu sắc có tác dụng kích thích não bộ như hình ảnh. sử dụng màu sắc sẽ giúp người xem nhanh chóng hiểu, ghi nhớ và thúc đẩy sáng tạo.

Câu 10.8. Quan sát Hình 9 và cho biết:

a) Tên của chủ đề chính.

b) Tên các chủ đề nhánh.

c) Có thể bổ sung thêm chù đề nhánh nào nữa không?

Trả lời

a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

c) Có thể bổ sung thêm bất cứ nội dung nào mà em thấy cần đưa vào cuốn sổ lưu niệm và tạo thành một chủ đề nhánh nữa. Ví dụ: Những hình ảnh đáng nhớ;...

Câu 10.9. Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày nội dung Chương 2. Trái Đất - Hành tinh của Hệ Mặt Trời trong sách Lịch sử và Địa li 6 theo gợi ý trong Hình 10. Sơ đồ tư duy sẽ giúp em ôn tập nhanh chóng và hiệu quả (có thể tạo theo hai cách: Tạo thủ công trên giấy hoặc dùng phần mềm

Trả lời

Hướng dẫn: Có hai cách tạo sơ đồ tư duy là:

Cách 1. Tạo bằng tay.

Cách 2. Dùng phần mềm trên máy tính.

Tuỳ theo điều kiện mà em cổ thể dùng một trong hai cách. Nếu dùng giấy, bút em cần chuẩn bị giấy khổ to, không có dòng kẻ là tốt nhất, bút chì, bút màu,... Dùng phần mềm trên máy tính sẽ tạo được sơ đồ tư duy đẹp hơn, linh hoạt hơn vì có thể sửa đỗi, bổ sung, di chuyển,... nội dung một cách
nhanh chóng. Hơn nữa, em có thể chèn thêm hình ảnh vào để tăng hiệu quả của sơ đồ tư duy.

Có nhiều phần mềm (trả phí, miễn phí) để tạo sơ đồ tư duy. Sau đây là hướng dẫn sử dụng phần mềm miễn phi MindMaple Lite để tạo sơ đồ tư duy biểu diễn nội dung Chương 2. Trái Đất - Hành tinh của Hệ Mặt Trời trong sách Lịch sử và Địa lí 6. Xem hướng dẫn trong SGK Tin học 6 trang 45 - 46.

Bước 1. Tạo sơ đồ tư duy mới.

Bước 2 Tạo chủ đề chinh.

Bước 3. Tạo chủ đề nhánh.

Bước 4. Tạo các chủ đề nhánh nhỏ hơn.

Bước 5. Thay đỗi màu sắc, kích thước sơ đồ.

Câu 10.10. Em hãy tạo sơ đồ tư duy để ghi lại nhũ’ng việc cần chuẩn bị cho chuyến du lịch của gia đình vào dịp nghỉ hè sắp tới.

Trả lời

Hướng dẫn:

Sau khi xác định được chủ đề chính, em xây dựng các chủ đề nhánh bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • ở đâu?
  • Khi nào?
  • Đi bằng phương tiện gì?
  • Ai tham gia?
  • Cần chuẩn bị những gì?

  • 132 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021