Nêu một số cơ chế phát sinh đôt biến gen
Câu 2: Nêu một số cơ chế phát sinh đôt biến gen
Bài làm:
Câu 2:
- Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điếm cấu trúc của gen. Có những gen bền vững ít bị đột biến, có những gen dễ bị đột biến tạo ra nhiều alen mới.
- Ví dụ: gen xác định nhóm máu người có các alen IA1 . IA2 , IB, 10 quy định các nhóm máu A1, A2, B, A1B, A2B và O.
- Thông thường sự thay đổi một nuclêôtit nào đó xảy ra trên một mạch của phân tử ADN dưới dạng tiền đột biến. Các đột biến này tiếp tục được sao chép theo mẫu nuclêôtit lắp sai, các nuclêôtit lắp sai này sẽ liên kết với nuclêôtit bổ sung với nó và làm phát sinh đột biến. Ví dụ. đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X do chất 5-Brôm uraxin (5BU) gây nên.
- Ngoài ra, còn gặp các đột biến như trong trường hợp xử lí ADN bằng chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền. Nếu acridin được chèn vào mạch khuôn cũ thì sẽ tạo nên đột biến thêm một cập nuclêôtit. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit.
- Trường hợp đột biến mất hoặc thêm 1 hoặc 2 nuclêôtit làm cho khung đọc dịch chuyển dần đến thay đổi các côđon kể từ vị trí xảy ra đột biến.
Xem thêm bài viết khác
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
- Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52
- Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa
- Giải bài 3 sinh 12: Điều hòa hoạt động của gen
- Giải câu 5 bài 23 Sinh học 12 trang 102
- Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hóa tạo nên lớp màng bán thấm
- Thế nào là ưu thế lai?
- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
- Giải Bài 21: Di truyền y học
- Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN?
- Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến thường gặp và hậu quả của nó.
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội.