Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm
Câu 1: (Trang 112 - SGK Ngữ văn 10 tập 1) Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.
Bài làm:
- Điểm chung:
- Đều là sáng tác của người Việt.
- Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
- Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.
- Đều để lại những thành tựu xuất sắc, có các tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại đó.
- Điểm riêng:
- Văn học chữ Hán:
- Gồm nhiều thể loại phong phú: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật.
- Là bộ phận có địa vị thống trị, được các triều đại phong kiến coi trọng.
- Văn học chữ Nôm:
- Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế kỉ XIII)
- Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (theo thể lục bát), ngâm khúc ( theo thể song thất lục bát), thơ Nôm, thơ Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói…
- Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc và trong đời sống của nhân dân.
Xem thêm bài viết khác
- Văn bản dưới đây có phải là một văn bản cá nhân hoàn chỉnh không?
- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao
- Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào?Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ theo từng thể loại
- Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới
- Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?
- Soạn văn bài: Uy-lít-xơ trở về
- Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Nội dung chính bài Lập kế hoạch cá nhân
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tấm Cám