Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp
Câu 3: (Trang 111 - SGK Ngữ văn 7) Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.
Bài làm:
Những vẻ đẹp khác nhau của thác được Lí Bạch phát hiện và miêu tả :
- Trong câu thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.
- Trong câu thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước” trong trạng thái động ở các phương diện:
- Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp
- Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông
- Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước
- Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vì và tráng lệ.
- Trong câu thứ tư: Tác giả thật hay so sánh hết sức là độc đáo. Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.
Xem thêm bài viết khác
- Thái độ của người bố đối với En ri cô là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được?
- Cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Nội dung chính bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
- Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta
- Soạn văn bài: Xa ngắm thác núi Lư
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
- Nội dung chính bài Những câu hát châm biếm
- Soạn văn bài: Đại từ
- Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả