Nội dung chính bài: Cổng trường mở ra
Văn bản Cổng trường mở ra là một bài học trọng tâm trong chương trình ngữ văn lớp 7 tập 1. Sau đây, tech12h.com xin giới thiệu phần nội dung tóm tắt và nội dung chi tiết của văn bản.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lý Lan sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.
- Tác phẩm: in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000
2. Phân tích văn bản
a. Tìm hiểu tóm tắt nội dung và ý nghĩa nhan đề
- Tóm tắt nội dung: Tình cảm của mẹ dành cho con qua diễn biến tâm trạng của người mẹ trước và sau ngày khai trường của con và vai trò của giáo dục trong thế hệ trẻ
- Ý nghĩa nhan đề:
- Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức.
- Khẳng định rằng trường học là niềm vui.
- Đề cao vai trò của nhà trường
=> Những dòng cảm xúc chân thực theo dòng hồi tưởng của tác giả
b. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường:
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học
- Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì
- Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được
- Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại
⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con
c. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục, người mẹ đã thôi thúc con mình “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung và tóm tắt diễn biễn dòng cảm xúc của nhân vật:
- Nội dung chính: Vào ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi nhìn đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
- Ý nghĩa nhan đề: Hình ảnh “cổng trường” trong nhan đề Cổng trường mở ra là một hình ảnh có rất nhiều ý nghĩa. Đó lkhông chỉ là cánh cổng của một ngôi trường, để cho các em học sinh đến lớp hằng ngày mà nó còn mang những giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc. Cánh cổng ấy đóng vai trò như một bản lề đóng mở, ngăn cách giữa hai miền thế giới. Phía sau cánh cổng ấy, còn biết bao điều mà các em chưa biết đến, là một chân trời rộng mới mà ở đó các em được làm quen với rất nhiều bạn bè, được học những điều mới lạ, được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được thể hiện bản thân Đấy chính là ý nghĩa lớn lao của ngày khai trường đầu tiên của mỗi em học sinh, cũng như nhân vật người con ở trong tác phẩm. Ngày lễ khai trường là một buổi lễ để đón chào các em học sinh mới bước vào ngôi trường, nhưng đồng thời nó cũng là buổi lễ để chính các em tạm thế giới tuổi thơ của mình. Ngày lễ trọng đại, giàu ý nghĩa được bao người thổn thức, mong chờ ấy chính được bắt đầu từ khoảng khắc “Cổng trường mở ra”.
2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường
Đêm trước ngày khai trường, khác với người con, người mẹ trằn trọc trong đếm với những suy nghĩ lo lắng, bất an, hồi hộp:
- Tâm trạng của người mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Người mẹ bồi hồi thao thức mẹ lo lắng cho ngày đầu tiên con tới trường của con
- Tâm trạng của người con: Háo hức như mỗi lần được đi chơi xa. Đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Người con vẫn có những cảm giác bồn chồn nhưng rồi mọi việc đều được xua tan bởi sự hồn nhiên của đứa trẻ.
Từ đó ta cảm nhận những cảm xúc của người mẹ trong dòng hồi tưởng lắng đọng ấy:
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa. Ngày đầu tiên đi học của con sẽ là một bước ngoặt đáng nhớ trong hành trình trưởng thành của con. Thế nên trên giường nhỏ, mẹ càng trằn trọc thao thức, luôn nghĩ về ngày mai, ngày đầu tiên con rời xa mẹ bước vào chân trời mới
- Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” .
=> Từ đó ta thấy được tình yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con
3. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
Người mẹ nhớ đến câu chuyện ở Nhật:
- Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Người lớn nghỉ làm để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí tươi vui.
- Các quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai trường ở khắp các trường học không chỉ để thăm hỏi mà còn xem xét để kịp thời điều chỉnh chính sách giáo dục.
=> Ngày khai trường là một ngày thiêng liêng, ngày mà toàn xã hội đều dành sự quan tâm tới. Giáo dục có tầm ảnh hưởng to lớn, phương thức giáo dục chính là yếu tố tiên quyết để hình thành nên những con người giỏi giang, những con người tốt để tương lai xây dựng xã hội.
Đặc biệt là câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm:
- “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
=> Qua đó nêu lên tầm quan trọng của nhà trường đối với giáo dục, nhà trường sẽ giáo dục con trở thành người có ích cho xã hội đó là một xã hội thân thiện, thầy cô và bạn bè sẽ giúp con trở thành người có ích cho xã hội và dạy cho con những điều tốt đẹp. Nhà trường sẽ dạy con trở thành một người can đảm và là một người có ích, vào đó con sẽ có thế giới của riêng mình và con có thể tự phát triển khả năng của mình.
4. Tổng kết
- Nội dung: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương, sự lo lắng của người mẹ đối với mỗi đứa con, đồng thời, qua đó còn cho chúng ta thấy vai trò của nhà trường trong quá trình phát triển của mỗi con người
- Ý nghĩa:
- Thể hiện tình cảm của mẹ và đề cai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân
- Nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc, lựa chọn hình thức tự bạch, kể chuyện theo dòng hồi tưởng từ đó bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc thầm kín của người mẹ dành cho cọn
- Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh
Xem thêm bài viết khác
- Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư
- Soạn văn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)
- Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh
- Nội dung chính bài: Bố cục trong văn bản
- Từ bài Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) hãy nêu cảm nhận của em về Cốm bằng một đoạn văn
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn…
- Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng cua tác giả trước cảnh tượng đó?
- Soạn văn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa thu bằng một đoạn văn ngắn
- Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
- Nội dung chính bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh