Nội dung chính bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ.
- Bài thơ: được sáng tác năm 1971, tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
2. Phân tích bài thơ
a. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi:
- Mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội.
- Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi.
- Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng -> tham gia kháng chiến.
=> Công việc càng ngày càng nặng nhọc, vất vả, gian nan.
b. Tình cảm và những ước vọng bà mẹ Tà - Ôi:
Những điều mẹ mong ước:
- Những điệp ngữ: Con mơ cho mẹ... cho thấy ý nghĩa của cuộc đời, những khát vọng lớn lao của mẹ chỉ duy nhất là tương lai tốt đẹp của con.
- Mong muốn em cu Tai của mẹ có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, mà cuộc sống tốt đẹp nhất là được sống trên một đất nước độc lập tự do.
- Tình yêu con của mẹ luôn gắn với tình yêu quê hương, đất nước
Qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước,niềm tự hào dân tộc.Có thể hi sinh hạnh phúcc riêng tư vì độc lập tự do.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi:
Hình ảnh người mẹ gắn liền với công việc làm nương rẫy, chăm lo cho cuộc sống của bộ đội kháng chiến vừa chăm sóc cho đứa con thơ:
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội” công việc của người mẹ không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mà còn là hậu phương phục vụ bộ đội kháng chiến.
- “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” mẹ và em bé như đang cùng chung một nhịp đập, cùng nhau chia sẻ công việc khó nhọc.
- Cùng với các hình “lưng mẹ gầy”, “lưng đưa nôi”… thể hiện sự vất vả cũng như tình cảm của người mẹ.
Đặc biệt hình ảnh tả thực đôi vai gầy của mẹ cũng thể hiện được tình thương, nỗi vất vả của mẹ. Người mẹ ấy vừa phải chăm lo cho đứa con thơ của mình, vừa phải gánh trên vai trọng trách tiếp tế lương thực nơi chiến trường vậy mà trái tim của mẹ vẫn dành cho con tình yêu thương hết mực, vẫn hang say lao động bằng tất cả tình thương của mình.
2. Tình cảm và những ước vọng bà mẹ Tà - Ôi:
Tình cảm của mẹ dành cho con:
- Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người mẹ dân tộc địu đứa con nhỏ trên lưng trong mọi công việc, mọi giai đoạn cùng nhau vượt qua bao gian khổ của cuộc sống và chiến đấu, thể hiện sự gắn bó khăng khít và sâu nặng của tình mẹ con.
- Đứa con như là nguồn sống của người mẹ vừa khẳng định rằng đây chính là nguồn năng lượng lớn nhất, tiếp sức cho mẹ vượt qua biết bao gian truân, khó nhọc.
Tình cảm của mẹ cho quê hương, đất nước:
- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện ra thật chân thực trong hình ảnh lao động vô cùng vất vả “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”, đôi tay của người mẹ tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng sức mạnh thật phi thường, trong một góc sân nhỏ, từng hạt gạo trắng ngần được bàn tay mẹ.
- Mẹ hy sinh biết bao mồ hôi công sức, mệt nhoài trong những lần gia gạo, nhưng chưa bao giờ mẹ từ bỏ, mẹ đã trở thành hậu phương đóng góp một phần công sức của mình để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Cũng như bao chiến sĩ ngoài kia thì ở đây mẹ cùng con cũng phấn đấu hết mình trong lao động, chiến đấu trong âm thầm lặng lẽ, bên góc sân nhà với vũ khí là cối cùng chày để mong một ngày đất nước được tự do.
Ước vọng của mẹ:
- Mong muốn công cuộc lao động và chiến đấu đạt được những kết quả to lớn.
- Mong muốn em cu Tai của mẹ có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, mà cuộc sống tốt đẹp nhất là được sống trên một đất nước độc lập tự do.
- Tình yêu nước và tình thương con, cái chung và cái riêng đã gặp nhau ở lý tưởng của thời đại.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật
- Sáng tạo trong hết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
- Nội dung: Qua các khúc hát ru, tình yêu con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu nước, yêu cách mạng, niềm tin tưởng và lạc quan cách mạng.
- Ý nghĩa: " Khúc hát ru…" Ca ngợi tình cảm thắm thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà Ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Xem thêm bài viết khác
- Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: tuyệt, đồng
- Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy
- Soạn văn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Sơ đồ tư duy bài Cảnh ngày xuân Sơ đồ tư duy Văn 9
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?
- Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
- Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ?
- Sơ đồ tư duy bài Đoàn thuyền đánh cá Sơ đồ tư duy Văn 9
- Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
- Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?