Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm
Câu 2: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm." Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Bài làm:
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió
- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn về những lợi thế của thành Đại La Ngữ văn lớp 8
- Soạn Văn 8 Nước Đại Việt ta Soạn Nước Đại Việt ta
- Nội dung chính bài: Hội thoại ( tiếp theo)
- Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào
- Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao
- Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật
- Nội dung chính bài: Hội thoại
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thuế máu
- Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận
- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch
- Nội dung chính bài Tức cảnh Pác Bó
- Soạn văn bài: Đi đường (Tẩu lộ)