Soạn bài 3: Giải mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: SƠN TINH THỦY TINH

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Sơn Tinh Thủy Tinh gồm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

.....................................

g. Thảo luận về ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

3. Tìm hiểu về sự việc nhân vật trong văn tự sự.

a. Hãy xác định sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong câu truyện bằng cách ghi số thứ tự đứng trước những sự việc trên vào ô trống ở cột bên phải (theo mẫu)

.........

c. Tìm các sự việc và chi tiết trong truyện bao giờ cũng phục vụ bộc lộ một chủ đề thống nhất. Hãy chứng minh điều đó qua truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

4. Tìm hiểu về nghĩa của từ.

a. Dựa vào phần Chú thích trong bài đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh, điền vào cột nội dung tương ứng với hình thức của các từ từ theo bảng

...............

c. Dựa vào bảng vừa hoàn thành ở mục a, đánh dấu X vào ô phù hợp để cho biết việc giải nghĩa các từ dưới đây được tiến hành theo cách nào( theo mẫu):

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
  • Phần 2: tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
  • Phần 3: phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

b. Tài năng của các nhân vật:

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
  • Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c. Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d. Trong truyện có một số chi tiết kì ảo là :

  • Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao
  • Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi. vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
  • Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về

==> Tác dụng: các yếu tố kì ảo đó muốn giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e. Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì đây là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g. Ý nghĩa của truyện:

  • Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta
  • Thể hiện nguyện vọng của nhân dân lao động là ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
  • Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

3. Tìm hiểu về sự việc nhân vật trong văn tự sự.

a. Xác định sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong truyện

  • Sự việc khởi đầu: (1)
  • Sự việc phát triển: (2), (3), (4)
  • Sự việc cao trào: (5), (6)
  • Sự việc kết thúc: (7)

b. Sự việc trong văn bản tự sự cần có 6 yếu tố:

  1. Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
  2. Thời gian: Đời vua Hùng Vương thứ 18.
  3. Địa điểm: Hai bên đánh nhau ở Phong Châu.
  4. Nguyên nhân: Do Thuỷ Tinh đến sau không lây được vợ, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
  5. Diễn biến : Trận giao chiến diễn ra ròng rã mấy tháng trời lại tiếp tục xảy ra hàng năm.
  6. Kết quả: Thuỷ Tinh thất bại.

c. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như :

  • Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh
  • Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng

==> cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

4. Tìm hiểu về nghĩa của từ.

a. Điền vào cột nội dung tương ứng với hình thức của các từ

  • Cầu hôn - Xin được lấy làm vợ
  • Phán - Truyền bảo
  • Sính lễ - Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới
  • Nao núng - Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa
  • Tâu - Thưa trình

b. Nghĩa của từ là thành phần nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị
c.

  • Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: Cầu hôn, sính lễ
  • Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích: Phán, nao núng, tâu
  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021