Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp - CTST 7 Những cái nhìn hạn hẹp - Chân trời sáng tạo 7 tập 1

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp - CTST 7 chi tiết và hoàn thiện các câu hỏi có trong bài.

Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 35 sgk Ngữ văn CTST 7

Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Trả lời:

Mỗi khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau em sẽ thấy bầu trời có những vẻ đẹp riêng với các sự vật: Mây, gió, mặt trời…

Câu 2 trang 35 sgk Ngữ văn CTST 7

Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trả lời:

Em hình dung về các thầy bói: Thường mặc dài dài đen, tay cầm gậy.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Trả lời:

Do nó sống lâu ngày trong một cái giếng và bầu trời của nó chỉ qua mặt giếng bé bằng cái vung.

2. Dự đoán: “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

Trả lời:

Kết quả: Chưa có cái nhìn toàn diện về con voi.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Đưa ra các bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống khi đánh giá sự việc.

Câu 1 trang 35 sgk Ngữ văn CTST 7

Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.

Trả lời:

Nội dung câu chuyện:

- Ếch ngồi đáy giếng: Thể hiện tầm nhìn hạn hẹp của kẻ oai sĩ coi trời bằng vung.

- Thầy bói xem voi: Cái nhìn phiến diện về một sự vật khiến đánh giá sai về tổng thể sự vật.

Đề tài: Thể hiện cách ứng xử hạn hẹp trong cuộc sống.

Câu 2 trang 35 sgk Ngữ văn CTST 7

Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời:

Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng: Trời mưa con ếch phải ra ngoài khỏi cái giếng vốn quen thuộc từ trước đến nay, Thầy bói xem voi là: các thầy bói mù rủ nhau đi xem voi.

Câu 3 trang 36 sgk Ngữ văn CTST 7

Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) , năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) . Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) : Nhân vật huênh hoang, tự cao với cái nhìn cao ngạo coi thường dẫn đến bị trâu nhẫm bẹp.

Năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) : Thiếu hiểu biết với sự vật xung quanh.

Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn: Nhân vật có tính xấu để đưa ra những bài học từ tình huống trong cuộc sống.

Câu 4 trang 36 sgk Ngữ văn CTST 7

Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ?

Trả lời:

Từ câu chuyện em rút ra bài học là không được nhìn mọi chuyện từ một phía và huênh hoang coi thường mọi thứ xung quanh.

Câu 5 trang 36 sgk Ngữ văn CTST 7

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Trả lời:

Đọc truyện ngụ ngôn cần có cái nhìn hài hước và thầy những bài học đằng sau các tình huống bất thường mà truyện xây dựng.

Câu 6 trang 36 sgk Ngữ văn CTST 7

Em hãy:

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, ...

Chuyên mục Ngữ văn 7 CTST tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Chân trời sáng tạo mới được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7. Nhằm hỗ trợ học sinh hoàn thiện các câu hỏi trong bài cũng như soạn văn 7 hay nhất các bạn có thể tham khảo từng bài soạn được sắp xếp theo đúng chương trình học SGK CTST 7 tập 1.

  • 45 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 CTST tập 1