Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi ở cuối bài một các chi tiết, giúp các em soạn bài một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam

Bước đầu tập viết báo cáo nghiên cứu, bạn nên bắt đầu từ những câu hỏi nảy sinh về bài vừa học, đang học. Đến với sân khấu dân gian Việt Nam, hẳn bạn gặp nhiều thách thức. Hãy biến những thách thức đó thành một cơ hội khám phá, nghiên cứu.

* Yêu cầu:

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Ngôn ngữ đối thoại trong chèo

- Nêu vấn đề nghiên cứu

- Nếu định hướng nghiên cứu

- Trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu

- Trình bày kết quả nghiên cứu

- Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu

- Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm

- Phân tích sâu và triển khai thêm luận điểm đã nêu.

- Kết luận, nêu ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Phạm vi nghiên cứu: đối thoại trong chèo

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Những luận điểm chính:

- Một câu đối thoại vừa giải thích được đặc điểm riêng của nhân vật vừa nói lên được hành động của nhân vật đó.

- Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ có nhịp điệu và âm luật.

- Ngôn ngữ vượt khỏi tính khẩu ngữ tới tượng trưng.

- Ngôn ngữ mang tính ước lệ.

- Hình thái văn học của ngôn ngữ.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tác giả sử dụng những cứ liệu từ các vở chèo để minh chứng cho các luận điểm

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Phần cuối của báo cáo nêu thông tin về tác giả, vị trí của bài nghiên cứu, tên nhà xuất bản và năm xuát bản.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài:

+ Viết tham khảo ở trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào các văn bản vừa học, bạn có thể viết bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm Ngoài ra, bạn có thể nghĩ tới một số đề tài khác như hai chấm nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hay một lớp màn nổi bật trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo phải tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng chiếc quạt trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và các loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng; việc vận dụng từ ngữ,i thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo; ...

+ Đề tài được lựa chọn nên gắn liền với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu ) còn khiến bạn băn khoăn tìm lời đáp, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn đến với các loại hình sân khấu dân gian.

+ Đề tài có thể được nảy sinh qua trao đổi với bạn bè hoặc người khác, thích hoặc không thích các loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen phải chê đều có thể gợi nhiều suy nghĩ và mở đường cho việc nghiên cứu, khám phá.

Thiếu phàn lưu ý

- Thu thập thông tin:

Để có được những ý tưởng và luận điểm cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp các nghệ nhân, diễn viên để học hỏi, tham khảo ý kiến.

2. Xây dựng đề cương

* Trong đề cương nghiên cứu, thành phần quan trọng nhất là hệ thống luận điểm khái quát. Để xây dựng luận điểm cho báo cáo nghiên cứu cần tập trung suy nghĩ về các câu hỏi sau:

- Vấn đề được chọn nghiên cứu có ý nghĩa gì? (Câu đầu tiên trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: ngôn ngữ đối thoại luôn giữ vai trò quan trọng nhất)

- Cần xác định hướng nghiên cứu như thế nào? Phương pháp tiếp cận nào cần được lựa chọn? (Đoạn từ “Không thể lấy” đến “từ lâu đời” trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã thể hiện yêu cầu này)

- Những khía cạnh nào của vấn đề cần được tập trung phân tích? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo cho đề tác giả ý thức rất rõ về điều này khi lần lượt nêu các luận điểm đầu mỗi phần phân tích)

- Những tư liệu minh họa nào có thể huy động? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý nêu các cứ liệu minh họa rất chọn lọc, lấy từ nhiều kịch bản chèo khác nhau)

- Thái độ nên có trước các đối tượng được đề cập là gì? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý làm rõ vấn đề này cuối phần trình bày từng luận điểm)

* Cần sắp xếp các luận điểm đã có vào đúng vị trí trong bố cục của báo cáo nghiên cứu:

- Đặt vấn đề: nêu động cơ niềm hứng thú sự thôi thúc ở người viết khi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề)

- Giải quyết vấn đề lần lượt đánh giá hay trình bày quan điểm về tình trạng của vấn đề (đánh giá bao quát, phân tích các mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác nêu khuyến nghị, …)

- Kết luận: Khái quát ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.

Đề cương tham khảo hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại

* Đặt vấn đề:

- Nêu lí do, mục đích, nhiệm vụ của đề tài

+ Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến.

+ “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.

+ Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo truyền thống.

* Giải quyết vấn đề:

a. Khái quát nhân vật trong Chèo:

- Đặc điểm chung của chèo

- Đặc điểm các nhân vật nữ trong chèo:

+ Nữ chính

+ Nữ lệch

+ Nữ pha

b. Nhân vật Xúy Vân:

- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc.

- Xúy Vân phải chịu những bất công đau khổ nhưng vẫn giữ gìn phẩm hạnh.

- Xúy Vân phá bỏ những lễ giáo phong kiến, phá cách táo bạo tự tìm hạnh phúc cho bản thân.

- Bi kịch Xúy Vân: từ giả điên trở thành điên

- Lí giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch

* Kết luận:

- Hình tượng Xúy Vân là hình tượng mang tính sáng tạo và cũng gây nhiều tranh cãi trong văn học.

- Nhân vật đáng trách nhưng đáng thương nhiều hơn.

- Phản ánh thực trạng xã hội thời xưa với những bất công của người phụ nữ.

- Liên hệ 1 số nhân vật tác phẩm khác.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần soạn bài chi tiết trên đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung, qua đó soạn bài để chuẩn bị bài giảng mới một cách chi tiết hơn. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

  • 200 lượt xem