Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay
Câu 5 (Trang 50 SGK) Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.
Bài làm:
Có thể lựa chọn bài:
Trâu đồi
Ai thổi sáo gọi trâu đây đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về
Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn in mép cỏ xanh
Những chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ
Các từ tượng hình như:lừng thững, mũm mĩm, phập phồng
- Lừng thững: to lớn và như từ đâu hiện ra, án ngữ ngay trước mặt, gây ấn tượng đáng sợ
- Mũm mĩm: béo và tròn trĩnh, trông thích mắt
- Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống một cách liên tiếp
Từ tượng thanh như: rầm rầm,
- Rầm rầm: Âm thanh phát ra dường như liên tục, không thể dừng.
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng gia đình
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc
- Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”
- Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hai chữ nước nhà
- Soạn văn bài: Đập đá ở Côn Lôn
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Nội dung chính bài: Nói giảm nói tránh
- Nội dung chính bài: Bố cục của văn bản
- Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
- Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
- Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao