Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 35 châu Mĩ

  • 1 Đánh giá

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 35 châu Mĩ

Bài làm:

Câu 1: Chứng minh châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?

Trả lời:

Châu Mĩ được người Châu Âu phát kiến vào cuối thế kỉ XV nên được gọi là tân thế giới. Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn về nửa bán cầu Tây. So với các châu lục khác thì châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam. Lãnh thổ của châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương lớn như Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

Câu 2: Kênh đào Pa-ra-ma có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế?

Trả lời:

Kênh đào Pa ra ma có chiều rộng không đến 50 km, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1914.

Sự có mặt của kênh đào Pa ra ma đã có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Trước hết, Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển. Ngoài ra, cũng nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

Câu 3: Nêu các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?

Trả lời:

Thành phần chủng tộc ở châu Mĩ vô cùng đa dạng:

Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.

Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.

Câu 4: Chứng minh Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng?

Trả lời:

Châu Mĩ chính là vùng đất của người nhập cư. Dân cư từ nhiều châu lục khác đã đến nhập cư tại đây như người châu Á, châu Âu, châu Phi… Do lịch sử nhập cư lâu dài nên Châu Mĩ có thành phần chủng tộc rất đa dạng.

Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.

Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it.

Trong quá trình chung sống, các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

Câu 5: Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

Do dân cư ở Châu Mĩ chủ yếu là nhập cư từ các châu lục khác nhau nên ngôn ngữ cũng khác nhau.

Cư dân Bắc Mĩ đại bộ phận con cháu của người Anh, Pháp, Đức du cư sang nên có nền văn hóa Ang-lô-xac-xông ( nói bằng tiếng Anh.

Châu Mĩ la tinh, các nước Trung Mĩ (về phía Nam) có nguồn gốc con cháu người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thuộc ngữ hệ La Tinh (nói bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).

Câu 6: Ý nghĩa của các luồng nhập cư đối với sự hình thành cộng đồng dân cư ở châu Mĩ?

Trả lời:

Lịch sử nhập cư ở châu Mĩ và các luồng nhập cư đã tạo nên một châu Mĩ có đa dạng các thành phần chủng tộc.

Trước thế kỉ XV, châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it gồm người Anh-điêng và người E-xki-mô. Nhưng từ thế kỉ XV, với nhiều nguyên nhân khác nhau (chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ, chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v…) châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc trên thế giới. Từ đó tạo thành một cộng đồng dân cư đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa và kinh tế.

  • 296 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021