Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

  • A. Mỹ
  • B. Nhật
  • C. Ấn Độ
  • D. Trung Quốc.

Câu 2: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:

  • A. Các độ tuổi của dân số.
  • B. Số lượng nam và nữ.
  • C. Số người sinh, tử của một năm.
  • D. Số người dưới tuổi lao động.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:

  • A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
  • B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
  • C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
  • D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.

Câu 4: Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:

  • A. Châu Đại Dương.
  • B. Bắc Mĩ.
  • C. Châu Âu.
  • D. Nam Mĩ.

Câu 5: Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 6: Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:

  • A. 7,9 tỉ người.
  • B. 8,9 tỉ người.
  • C. 10 tỉ người.
  • D. 12 tỉ người.

Câu 7: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Đại Dương

Câu 8: Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:

  • A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
  • B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
  • C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
  • D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu 9: Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:

  • A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
  • B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
  • C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
  • D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.

Câu 10: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

  • A. đồng bằng.
  • B. các trục giao thông lớn.
  • C. ven biển, các con sông lớn.
  • D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 11: Người ta dựa vào yếu tố nào để phân chia các chủng tộc trên thế giới?

  • A. Vóc dáng
  • B. Thể lực
  • C. Cấu tạo bên trong
  • D. Đặc điểm hình thái.

Câu 12: Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc chính?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm.

Câu 13: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

  • A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
  • B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  • C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 14: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:

  • A. châu Âu.
  • B. châu Á.
  • C. châu Mĩ.
  • D. châu Phi.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?

  • A. tài nguyên thiên nhiên.
  • B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  • C. sự gia tăng dân số.
  • D. chính sách phân bố dân cư.

Câu 16: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:

  • A. châu Âu.
  • B. châu Á.
  • C. châu Mĩ.
  • D. châu Phi.

Câu 17: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị?

  • A. Tổ dân phố
  • B. Quận
  • C. Thị trấn
  • D. Huyện.

Câu 18: Hậu quả nào sau đây không đúng với tình trạng đô thị hóa tự phát

  • A.Ô nhiễm môi trường
  • B. Thất nghiệp
  • C. Thiếu nhà ở, ách tắc giao thông
  • D. Ngành công nghiệp kém phát triển

Câu 19: Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?

  • A. Cai-rô.
  • B. Thiên Tân.
  • C. Mum-bai.
  • D. Tô-ki-ô.

Câu 20: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:

  • A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.
  • B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.
  • C. Luân Đôn và Thượng Hải.
  • D. Pa-ri và Tô-ki-ô.

Câu 21: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?

  • A. các nước phát triển.
  • B. các nước kém phát triển.
  • C. các nước đang phát triển.
  • D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 22: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?

  • A. Phố biến lối sống thành thị.
  • B. Mật độ dân số cao.
  • C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.
  • D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Câu 23: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?

  • A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
  • B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  • C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
  • D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.

Câu 24: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?

  • A. Ô nhiễm môi trường.
  • B. Ách tắc giao thông đô thị.
  • C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
  • D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 25: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?

  • A. Môi trường xích đạo ẩm.
  • B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường địa trung hải.

Câu 26: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của:

  • A. môi trường nhiệt đới.
  • B. môi trường xích đạo ẩm.
  • C. môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • D. môi trường hoang mạc.

Câu 27: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. lạnh, khô.
  • B. nóng, ẩm.
  • C. khô, nóng.
  • D. lạnh, ẩm.

Câu 28: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. xa van, cây bụi lá cứng.
  • B. rừng lá kim.
  • C. rừng rậm xanh quanh năm.
  • D. rừng lá rộng.

Câu 29: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

  • A. Rừng rậm nhiệt đới
  • B. Rừng rậm xanh quanh năm
  • C. Rừng thưa và xa van
  • D. Rừng ngập mặn

Câu 30: Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
  • B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
  • C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
  • D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.

Câu 31: Đới nóng có mấy kiểu môi trường?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 32: Kiểu môi trường nào có rừng rậm xanh quanh năm, động thực vật phong phú?

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc

Câu 33: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm:

  • A. Nóng và ẩm quanh năm
  • B. Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm
  • C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 10°c
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 34: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?

  • A. Rau quả ôn đới.
  • B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
  • C. Cây dược liệu.
  • D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

Câu 35: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:

  • A. vĩ độ và độ cao địa hình.
  • B. đông – tây và theo mùa.
  • C. bắc – nam và đông – tây.
  • D. vĩ độ và theo mùa.

Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?

  • A. Nhiệt độ cao quanh năm (trên 200C).
  • B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.
  • C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
  • D. Lượng mưa trung bình năm rất lớn (từ 1500 – 2000mm).

Câu 37: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:

  • A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
  • B. Sự tích tụ ôxit sắt.
  • C. Sự tích tụ ôxit nhôm.
  • D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 38: Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là:

  • A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
  • B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
  • C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.
  • D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Câu 39: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?

  • A. động đất, sóng thần.
  • B. bão, lốc.
  • C. hạn hán, lũ lụt.
  • D. núi lửa.

Câu 40: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?

  • A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.
  • B. đồng cỏ cao nhiệt đới.
  • C. rừng ngập mặn.
  • D. rừng rậm xanh quanh năm.
Xem đáp án

  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021