Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 10)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 10 phần 10. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tổn thất kinh tế khi kênh đào bị đóng cửa không phải là

  • A. Giá thành vận chuyển hàng giữa hai thị trường cliâu Âu và châu Á tăng lên.
  • B. Hành hình bất ữắc hơn vì phải vòng qua Nam Phi có nhiêu sóng to, gió dữ.
  • C. Ai Cập mất một nguồn thu nhập khá lớn từ thuế hải quan và khách du lịch.
  • D. Nền kinh tế các nước đế quốc phương Tây, nhất là Anh gặp nhiều khó khăn.

Câu 2: Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

  • A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
  • B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ,
  • C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
  • D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 3: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

  • A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
  • B. số dân trung bình cùng thời điểm.
  • C. gia tăng cơ học.
  • D. nhóm dân số trẻ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây hợp lí nhất về cơ cấu hàng xuất khẩu?

  • A. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến
  • B. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm các tư liệu sản xuất.
  • C. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm sản phẩm tiêu dùng.
  • D. Nhóm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng.

Câu 5: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua

  • A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
  • B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
  • C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
  • D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.

Câu 6: Nội thương phát triển góp phần

  • A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
  • B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
  • C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
  • D. Làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Câu 7: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển , phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là

  • A. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
  • B. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
  • C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
  • D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.

Câu 8: Lợi ích nào sau đây không đúng với sự hoạt động đều đặn của kênh Pa-na-ma?

  • A. Rút ngắn lộ ừình hàng hải giữa bờ Đại Tây Dương và bờ Thái Bình Dương.
  • B. Chuyên chở dầu mỏ và sản phẩm dầu từ lục địa này xuyên sang lục địa khác.
  • C. Liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của Mĩ La tinh.
  • D. Làm xích lại gần gũi hai bờ đông và tây của Hoa Kì cả về kinh tế lẫn quân sự.

Câu 9: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển ?

  • A. Lương thực, thực phẩm.
  • B. Hàng tiêu dùng.
  • C. Máy móc công nghiệp.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 10: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến

  • A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
  • B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
  • C. Hình thành các điểm du lịch.
  • D. Mạng lưới ngành dịch vụ

Câu 11: Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

  • A. Lỗ thủng tầng ô dôn.
  • B. Nhiệt độ Trái Đất tăng,
  • C. Gia tăng hạn hán, lũ.
  • D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 12: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố

  • A. Môi trường tự nhiên.
  • B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
  • C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
  • D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 13: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Dịch vụ.
  • D. Du lịch.

Câu 14: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

  • A. Than.
  • B. Nước.
  • C. Dầu mỏ, khí đốt.
  • D. Quặng kim loại.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của thị trường thế giới?

  • A. Hiện nay thành một hệ thống toàn cầu.
  • B. Thương mại, dịch vụ điện tử xuất hiện.
  • C. Khối lượng buôn bán thế giới tăng mạnh.
  • D. Các mặt hàng nông sản tăng cao tỉ trọng.

Câu 16: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở

  • A. Ven bờ Ấn Độ Dương.
  • B. Ven bờ Địa Trung Hải.
  • C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
  • D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.

Câu 17: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì

  • A. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.
  • B. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.
  • C. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng iễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người.
  • D. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 18: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng.

  • A. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.
  • B. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.
  • C. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.
  • D. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Câu 19: Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là:

  • A. Thiếu chỗ đậu xe
  • B. Tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm
  • C. Gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường
  • D. Độ an toàn chưa cao

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?

  • A. Sử dụng rất ít nhiên liệu khoáng (dầu mỏ).
  • B. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn,
  • C. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.
  • D. Phối họp được với các phương tiện khác.

Câu 21: Môi trường không có chức năng là:

  • A. Là không gian sống của con người
  • B. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
  • C. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
  • D. Là nơi quyết định đến sự phát triển của xã hội

Câu 22: Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào

  • A. Thuộc tính tự nhiên.
  • B. Công dụng kinh tế.
  • C. Khả năng hao kiệt.
  • D. Sự phân loại của các ngành sản xuất.

Câu 23: Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp

  • A. Thực phẩm.
  • B. Sản phẩm hàng tiêu dùng.
  • C. Luyện kim.
  • D. Điện tử - tin học.

Câu 24: Khái niệm nào sau đây không đúng?

  • A. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
  • B. Hàng hoá là sản phẩm, dịch vụ trao đổi trên thị trường,
  • C. Vật ngang giá dùng để đo giá trị của hàng hoá, dịch vụ.
  • D. Thị trường không phải hoạt động theo quy luật cung cầu.

Câu 25: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vao

  • A. Lực lượng lao động dồi dào.
  • B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
  • D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.

Câu 26: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường ?

  • A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
  • B. Hội nghị các nước ASEAN.
  • C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.
  • D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Câu 27: Biểu hiện nào sau đây không đúng với những tiến bộ của cơ sở thức ăn cho chăn nuôi hiện nay?

  • A. Các đồng cỏ ở tự nhiên được cải tạo.
  • B. Đồng cỏ trồng giống có năng suất cao.
  • C. Nhiều thức ăn chế biến từ công nghiệp.
  • D. Diện tích mặt nước nuôi trồng tăng lên

Câu 28: Nhận xét nào dưới đây là đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013 ?

  • A. Than có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.
  • B. Đào mỏ có tốc độ tăng liên tục qua các năm.
  • C. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất.
  • D. Thép có tốc độ tăng thấp nhất.

Câu 29: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam ?

  • A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
  • B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
  • C. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
  • D. Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Câu 30: Ý nào sau đây nói về vai trò vủa sản xuất cây công nghiệp ?

  • A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.
  • B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 31: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là

  • A. Tắc nghẽn giao thông.
  • B. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
  • C. Gây thủng tần ôdôn.
  • D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn.

Câu 32: Quê hương của cây lúa mì là ở

  • A. Tây Á.
  • B. Châu Âu
  • C. châu Mĩ.
  • D. Trung Á

Câu 33: Đóng góp lớn nhất vào việc phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là các nước phát triển nhất trên thế giới về

  • A. công nghiệp.
  • B. nông nghiệp
  • C. giao thông.
  • D. dịch vụ.

Câu 34: Tài nguyên sinh vật bao gồm các nhóm là:1 điểm

  • A. Động vật, thực vật, sinh thái cảnh quan
  • B. Thực vật, vi sinh vật, động vật
  • C. Động vật, vi sinh vật, quần xã sinh vật
  • D. Động thực vật, vi sinh vật, sinh thái cảnh quan

Câu 35: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là

  • A. Có tính tập trung cao độ.
  • B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.
  • C. Cần nhiều lao động.
  • D. Phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của ngành chăn nuôi trong nền công nghiệp hiện đại?

  • A Từ chăn thả sang nửa chuông trại rồi chuồng trại.
  • B. Từ nửa chuồng trại đến công nghiệp
  • C. Từ đa canh, độc canh tiến đến chuyên môn hoá.
  • D. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón.

Câu 37: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế ?

  • A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất.
  • B. Phải sử dụng thật tiết kiệm , sử dụng tổng hợp,đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế( chất dẻo tổng hợp ).
  • C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản.
  • D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

Cho bảng số liệu trả lời câu hỏi từ 38-40:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014

Loại hìnhKhối lượng hàng hóa vận chuyển ( Triệu tấn )Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( Triệu tấn )
Đường sắt7,24311,5
Đường bộ821,748189,8
Đường sông190,640099,9
Đường biển58,9130015,5
Đường hàng không0,2534,4
Tổng số1078,6223151,1

Câu 38: Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là

  • A. Đường bộ.
  • B. Đường sắt.
  • C. Đường sông.
  • D. Đường biển.

Câu 39: Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là

  • A. Đường bộ.
  • B. Đường sắt.
  • C. Đường sông.
  • D. Đường biển.

Câu 40: Ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là

  • A. Đường bộ.
  • B. Đường hàng không.
  • C. Đường sông.
  • D. Đường biển.
Xem đáp án
  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm Địa Lí 10