Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp màu đen là biển báo:

  • A. Xe đạp được phép đi
  • B. Xe đạp chú ý nguy hiểm
  • C. Cấm đi xe đạp
  • D. Chỉ dẫn làn đi cho xe đạp

Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo:

  • A. Đường dành cho người đi bộ
  • B. Người đi bộ không được phép đi
  • C. Nguy hiểm cho người đi bộ
  • D. Chỉ dẫn cho người đi bộ

Câu 3: Học tập giúp chúng ta:

  • A. Có kiến thức , hiểu biết
  • B. Hiểu biết, phát triển
  • C. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình
  • D. Có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Câu 4: Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là:

  • A. Mầm non
  • B. Tiểu học
  • C. Trung học phổ thông
  • D. Đại học

Câu 5: Gia đình có trách nhiệm đối với việc học của con em mình là:

  • A. Cho con đi học
  • B. Nuôi dưỡng trẻ em
  • C. Tạo điều kiện để các em sống
  • D. Tạo điều kiện cho trẻ em hoàn thành nghĩa vụ học tập

Câu 6: Thực hiện công bằng giáo dục, miễn học phí cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của:

  • A. Nhà nước
  • B. Nhà trường
  • C. Gia đình
  • D. Cơ quan giáo dục

Câu 7. Quyền học tập của công dân thể hiện:

  • A. Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp
  • B. Học từ bậc mầm non đến sau đại học
  • C. Học bằng nhiều hình thức, và học suốt đời
  • D. Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp, học bằng nhiều hình thức, và học suốt đời

Câu 8: Câu ca dao “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” nói về điều gì

  • A. Quyền của công dân
  • B. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
  • C. Gia đình chăm lo việc học của trẻ em
  • D. Nhà trường tạo điều kiện cho người học

Câu 9: Khi có người lạ đến địa phương cư trú xin giấy gì ở địa phương

  • A. Tạm vắng
  • B. Cấp hộ khẩu
  • C. Tạm trú
  • D. Tạm đến

Câu 10: Khi rời khỏi địa phương đi làm ăn xa xin giấy gì ở địa phương

  • A. Tạm vắng
  • B. Cấp hộ khẩu
  • C. Tạm trú
  • D. Tạm đến

Câu 11: Trẻ em Việt nam có những nhóm quyền:

  • A. Quyền sống còn, quyền bảo vệ
  • B. Quyền phát triển , quyền tham gia
  • C. Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia
  • D. Quyền bảo vệ, quyền tham gia

Câu 12: Tổ chức tiêm ngừa cho trẻ em là thể hiện nhóm quyền?

  • A. Quyền sống còn
  • B. Quyền bảo vệ
  • C. Quyền phát triển
  • D. Quyền tham gia

Câu 13: Công ước Liên Hợp Quốc chia làm mấy nhóm quyền?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 14: Được sống và đáp ứng nhu cầu tồn tại thuộc nhóm quyền?

  • a. Quyền sống còn
  • b. Quyền bảo vệ
  • c. Quyền phát triển
  • d. Quyền tham gia

Câu 15: Học tập giúp chúng ta:

  • A. Có kiến thức , hiểu biết
  • B. Hiểu biết, phát triển
  • C. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình
  • D. Có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Câu 16: Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là:

  • A. Mầm non
  • B. Trung học phổ thông
  • C. Tiểu học
  • D. Đại học

Câu 17: Được học tập,vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền?

  • a. Quyền sống còn
  • b. Quyền bảo vệ
  • c. Quyền phát triển
  • d. Quyền tham gia

Câu 18: Thực hiện công bằng giáo dục, miễn học phí cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của:

  • Nhà nước
  • Gia đình
  • Nhà trường
  • Cơ quan giáo dục

Câu 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • C. Quyền dân chủ.
  • D. Quyền tự do cơ bản.

Câu 20: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

  • A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
  • B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
  • C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
  • D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.

Câu 21: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín:

  • A. Sổ tay ghi chép
  • B. Email
  • C. Bưu phẩm
  • D. Tin nhắn điện thoại

Câu 22: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

  • A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
  • B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.
  • C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
  • D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.

Câu 23: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 24: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa là?

  • A. Bảo vệ chỗ ở của công dân.
  • B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà..
  • C. Tôn trọng chỗ ở của người khác.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 25: Ý nào dưới đây đúng?

  • A. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.
  • B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.
  • C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân
  • D. ChỈ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

Câu 26: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

  • A. Tự ý xông vào nhà người khác.
  • B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
  • C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.
  • D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.

Câu 27: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?

  • A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
  • D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 28: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

  • A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
  • B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
  • C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
  • D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 29: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 30: Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến:

  • A. Tính mạng, thân thể sức khỏe
  • B. Nhân phẩm, danh dự
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 31: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  • A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
  • B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
  • C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
  • D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.

Câu 32: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

  • A. Công an.
  • B. Những người mà pháp luật cho phép.
  • C. Bất kỳ người nào.
  • D. Viện Kiểm sát.

Câu 33: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

  • A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Nam không vi phạm quyền nào.
  • C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
  • D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 34: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?

  • A. Tính bình đẳng.
  • B. Không bình đẳng.
  • C. Tính dân chủ.
  • D. Tính công khai.

Câu 35: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

  • A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.
  • B. Đường hàng không, đường bộ.
  • C. Đường thủy, đường hàng không.
  • D. Cả A và B.

Câu 36: Vạch kẻ đường là:

  • A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại
  • B. Vị trí dừng và vị trí trên đường
  • C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng
  • D. A và B đúng

Câu 37: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

  • A. 100.000đ - 300.000đ.
  • B. 100.000đ - 150.000đ.
  • C. 100.000đ - 200.000đ.
  • D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 38: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

  • A. 30.000đ - 400.000đ.
  • B. 50.000đ - 400.000đ.
  • C. 60.000đ - 400.000đ.
  • D. 70.000đ - 400.000đ.

Câu 39: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?

  • A. 100.000đ - 150.000đ.
  • B. 100.000đ - 200.000đ.
  • C. 200.000đ - 300.000đ.
  • D. 200.000đ - 400.000đ.

Câu 40: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền phát triển.
  • B. Nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021