Trắc nghiệm Hoá học 8 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 8 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong câu sau:

Lưỡi dao được làm bằng sắt, cán dao được làm bằng nhựa.

  • A. Từ chỉ vật thể là : lưỡi dao, cán dao ; từ chỉ chất là : sắt, nhựa
  • B. Từ chỉ vật thể là : lưỡi dao, sắt ; từ chỉ chất là : cán dao, nhựa
  • C. Từ chỉ vật thể là : sắt, cán dao ; từ chỉ chất là : lưỡi dao, nhựa
  • D. Từ chỉ vật thể là : sắt, nhựa ; từ chỉ chất là : lưỡi dao, cán dao

Câu 2: Sắt được dùng để chế tạo ra vật thể nào dưới đây:

  • A. Cầu, máy móc, bóng đèn
  • B. Cốc, chai, lưỡi dao
  • C. Cốc, cầu, chai
  • D. Cầu, máy móc, lưỡi dao

Câu 3: Một trong những tính chất của muối ăn là:

  • A. Không tan trong nước
  • B. Có mùi
  • C. Màu trắng
  • D. Chất lỏng

Câu 4: Điểm giống nhau của đường và muối là:

  • A. Cả hai đều không tan trong nước
  • B. Cả hai đều có vị ngọt
  • C. Cả hai đều tan trong nước
  • D. Cả hai đều là chất lỏng

Câu 5: Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:

  • A. Khả năng hòa tan
  • B. Khả năng đốt cháy
  • C. Màu sắc
  • D. Mùi

Câu 6: Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

  • A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục
  • B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi
  • C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất
  • D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị

Câu 7: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

  • A. Bột đá vôi và muối ăn
  • B. Bột than và bột sắt
  • C. Đường và muối
  • D. Giấm và rượu

Câu 8: Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?

  • A. Muối ăn và cát
  • B. Muối ăn và đường
  • C. Cát và mạt sắt
  • D. Đường và bột mì

Câu 9: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

  • A. Lọc
  • B. Chưng cất
  • C. Bay hơi
  • D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước

Câu 10: Phễu chiết dùng để:

  • A. Tách chất rắn ra khỏi dung dịch
  • B. Tách hỗn hợp hai chất khí
  • C. Tách hai chất lỏng không tan vào nhau
  • D. Tách hỗn hợp hai chất rắn

Câu 11: Phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất để tách được muối ăn từ nước biển?

  • A. Lọc
  • B. Bay hơi
  • C. Chưng cất phân đoạn
  • D. Chiết

Câu 12: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

  • A. Electron
  • B. Prôton
  • C. Nơtron
  • D. Tất cả đều sai

Câu 13: Một nguyên tử Z có 19 proton. Số lớp electron của nguyên tử đó là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Đường kính của nguyên tử cỡ khoảng bao nhiêu mét?

  • A. 10-6m
  • B. 10-8m
  • C. 10-10m
  • D. 10-20m

Câu 15: Khối lượng của nguyên tử cỡ bao nhiêu kg?

  • A. 10-6kg
  • B. 10-10kg
  • C. 10-20kg
  • D. 10-27kg

Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

  • A. Prôton và electron
  • B. Nơtron và electron
  • C. Prôton và nơtron
  • D. Prôton, nơtron và electron

Câu 17: Một nguyên tố hoá học tồn tại ở dạng đơn chất thì có thể:

  • A. Chỉ có một dạng đơn chất
  • B. Chỉ có nhiều nhất là hai dạng đơn chất
  • C. Có hai hay nhiều dạng đơn chất
  • D. Không biết được

Câu 18: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?

  • A. Ca
  • B. Na
  • C. K
  • D. Fe

Câu 19: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

  • A. Từ 2 nguyên tố
  • B. Từ 3 nguyên tố
  • C. Từ 4 nguyên tố trở lên
  • D. Từ 1 nguyên tố

Câu 20: Trong tự nhiên, các nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở trạng thái nào?

  • A. Rắn
  • B. Lỏng
  • C. Khí
  • D. Cả 3 trạng thái trên

Câu 21: Các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
  • B. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở trạng thái tự do
  • C. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng tự do và phần lớn ở dạng hoá hợp
  • D. Số nguyên tố hoá học có nhiều hơn số hợp chất

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất luôn thay đổi
  • B. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất không thay đổi
  • C. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất không thay đổi hoặc có thể thay đổi tuy theo từng chất
  • D. Một hợp chất không có phân tử xác định

Câu 23: Chọn đáp án sai:

  • A. Cacbon dioxit được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O
  • B. Nước là hợp chất
  • C. Muối ăn không có thành phần clo
  • D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ

Câu 24: Chọn câu đúng

  • A. Đơn chất và hợp chất giống nhau
  • B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học
  • C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với hai nguyên tố hóa học
  • D. Có duy nhất một loại hợp chất

Câu 25: Chọn đáp án sai

  • A. Kim cương và than chì đều cấu tạo từ nguyên tố C
  • B. Kim cương rất quý và đắt tiền
  • C. Than chì màu trắng trong
  • D. Có thể điều chế kim cương nhân tạo bởi nung than chì dưới áp suất cao, trên 6000 atm ở nhiệt độ khoảng 1500 độ C

Câu 26: Chọn từ sai trong câu sau:

“Phân tử khối là hạt đại diện cho nguyên tố, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lí của chất”.

  • A. Phân tử khối
  • B. Vật lí
  • C. Liên kết
  • D. Đáp án A & B

Câu 27: Amoni làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu gì?

  • A. Đỏ
  • B. Xanh
  • C. Nâu
  • D. Vàng

Câu 28: Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch bazơ, quỳ tím sẽ hóa:

  • A. Vàng
  • B. Đỏ
  • C. Xanh
  • D. Hồng

Câu 29: Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím sẽ hóa:

  • A. Vàng
  • B. Đỏ
  • C. Xanh
  • D. Hồng

Câu 30: Khi cho muối NaCl vào quỳ tím thì quỳ tím hóa:

  • A. Xanh
  • B. Đỏ
  • C. Hồng
  • D. Không đổi màu

Câu 31: Khi cho tinh thể thuốc tím vào nước và khuấy đều thì nước có màu:

  • A. Đỏ
  • B. Xanh
  • C. Tím
  • D. Vàng

Câu 32: Chọn đáp án sai

  • A. Kim cương và than chì đều cấu tạo từ nguyên tố C
  • B. Kim cương rất quý và đắt tiền
  • C. Than chì màu trắng trong
  • D. Có thể điều chế kim cương nhân tạo bởi nung than chì dưới áp suất cao, trên 6000 atm ở nhiệt độ khoảng 1500 độ C

Câu 33: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối

  • A. Nguyên tố P và A = 30
  • B. Nguyên tố Si và A = 29
  • C. Nguyên tố P và A = 31
  • D. Nguyên tố Cl và A = 35.5

Câu 34: Chọn đáp án đúng

  • A. Nhôm là phi kim đơn chất
  • B. Khí metan được gọi là hợp chất hữu cơ
  • C. Oxi chiếm khối lượng ít nhất vỏ trái đất
  • D. Số p = số n

Câu 35: Kí hiệu Fe cho biết:

  • A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố sắt
  • B. Một nguyên tử sắt
  • C. Nguyên tử khối của Fe là 56 đvC
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 36: Cho điện tích hạt nhân Cl = 17+. Xác định số khối, số e, số e lớp ngoài cùng.

  • A. Só e = 17, số khối là 35.5 số e lớp ngoài cùng là 7
  • B. Số e = 17, số khối là 71, số e lớp ngoài cùng là 8
  • C. Số e = 18, số khối là 35, số e lớp ngoài cùng là 5
  • D. Số e = 18, số khối là 71, số e lớp ngoài cùng là 6

Câu 37: Khối lượng của sắt chứa trong 6,05 gam Fe(NO3)3 là bao nhiêu trong các giá trị sau?

  • A. 0,5 gam
  • B. 1,2 gam
  • C. 1,3 gam
  • D. 1,4 gam

Câu 38: Ý nghĩa của công thức hóa học

  • A. Nguyên tố nào tạo ra chất
  • B. Phân tử khối của chất
  • C. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất
  • D. Tất cả đáp án

Câu 39: Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì

  • A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên
  • B. Có 3 nguyên tử oxi trog phân tử
  • C. Phân tử khối là 96 đvC
  • D. Tất cả đáp án

Câu 40: Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử

  • A. NaNO3, phân tử khối là 85
  • B. NaNO3, phân tử khối là 86
  • C. Không có hợp chất thỏa mãn
  • D. NaNO3, phân tử khối là 100
Xem đáp án
  • 88 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021