Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đề ra chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
  • B. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.
  • C. Hòa bình, trung lập, không kiên kết.
  • D. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 2: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới?

  • A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
  • B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc.
  • D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 3: Quốc gia nào được mệnh danh là “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?

  • A. Thái Lan.
  • B. Philippin.
  • C. Singapo.
  • D. Malaysia.

Câu 4: Năm 1993, khi Hiệp ước Maxtric có hiệu lực, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành

  • A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • B. Liên minh châu Âu.
  • C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
  • D. Cộng đồng than thép châu Âu.

Câu 5: Với 17 quốc gia châu Phi giành độc lập, năm 1960 được lịch sử ghi nhận là

  • A. “Năm châu Phi giải phóng”.
  • B. “Năm châu Phi”.
  • C. “Năm giải phóng châu Phi”.
  • D. “Năm châu Phi trỗi dậy”.

Câu 6: Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

  • A. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
  • B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
  • C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
  • D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

Câu 7: Trong năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã giành được độc lập?

  • A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
  • B. Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam.
  • C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
  • D. Inđônêxia, Việt Nam, Mianma.

Câu 8: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã

  • A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. đoàn kết giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • C. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát sang tự giác.
  • D. góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.

Câu 9: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau 2 - 9 - 1945 đến trước 19 - 12 - 1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
  • B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
  • C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
  • D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

Câu 10: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A. khoa học gắn với kĩ thuật.
  • B. khoa học, kĩ thuật mở đường cho sản xuất.
  • C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • D. khoa học mở đường cho kĩ thuật.

Câu 11: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

  • A. Mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
  • B. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
  • C. Lần đầu tiên giai cấp công - nông đoàn kết đấu tranh.
  • D. Quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.

Câu 12: Trong những năm 1945 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra sách lược với ngoại xâm và nội phản dựa trên nguyên tắc nào?

  • A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng.
  • B. Giữ vững độc lập dân tộc.
  • C. Nhân nhượng có giới hạn.
  • D. Tuân thủ luật pháp quốc tế.

Câu 13: Liên minh quân sự của Mĩ và các nước Tây Âu thành lập năm 1949 nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là

  • A. SEATO.
  • B. CENTO.
  • C. NATO.
  • D. ANZUS.

Câu 14: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

  • A. Đấu tranh nghị trường.
  • B. Đấu tranh báo chí.
  • C. Mít tinh, đưa “dân nguyện”.
  • D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

  • A. Đông Bắc Á.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Đông Phi.
  • D. Bắc Phi.

Câu 16: Khi Đảng phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (12 - 1946), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân ta diễn ra đầu tiên ở đâu?

  • A. Đô thị.
  • B. Rừng núi.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Nông thôn.

Câu 17: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946) được kí kết?

  • A. Mềm dẻo, hòa hoãn.
  • B. Cầm súng đánh Pháp.
  • C. “Hòa để tiến”.
  • D. Đánh Pháp đến cùng.

Câu 18: Tổng Bí thư nào của Đảng là người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939?

  • A. Trường Chinh.
  • B. Nguyễn Văn Cừ.
  • C. Lê Hồng Phong.
  • D. Hà Huy Tập.

Câu 19: Tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) như thế nào?

  • A. Ở vào tình thế hiểm nghèo “như ngàn cân treo sợi tóc”.
  • B. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận.
  • C. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • D. Chịu hậu quả nặng nề do ách cai trị của thực dân.

Câu 20: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động theo khuynh hướng nào?

  • A. Cực đoan.
  • B. Tư sản.
  • C. Vô sản.
  • D. Dân chủ tư sản.

Câu 21: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

  • A. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
  • B. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.
  • C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • D. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.

Câu 22: Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX là do giai cấp tư sản

  • A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
  • B. chưa được giác ngộ về chính trị.
  • C. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.
  • D. nhỏ yếu về kinh tế, non kém về chính trị.

Câu 23: Sự kiện nào có tính quyết định buộc Đảng và Chính phủ ta phải phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19 - 12 - 1946)?

  • A. Pháp chiếm đóng Bộ tài chính.
  • B. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.
  • C. Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
  • D. Pháp tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 24: Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bắt nguồn chủ yếu vì lí do nào?

  • A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
  • B. Sự phát triển nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc.
  • C. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • D. Sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

Câu 25: Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ kí kết ngày 6 - 3 - 1946, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

  • A. tự trị.
  • B. tự do.
  • C. độc lập.
  • D. nửa thuộc địa.

Câu 26: Ý nào không thuộc nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta (1946 - 1954)?

  • A. Chớp thời cơ.
  • B. Toàn dân.
  • C. Trường kì.
  • D. Toàn diện.

Câu 27: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở nào?

  • A. Tiềm lực kinh tế, khoa học hiện đại.
  • B. Tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh.
  • C. Khoa học hiện đại, quân sự mạnh.
  • D. Vị thế quốc tế được nâng cao.

Câu 28: Trong các nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau năm 1991, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?

  • A. Sự phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính trên thế giới.
  • B. Sự phát triển hoặc diệt vong của các tổ chức khủng bố quốc tế.
  • C. Cuộc chạy đua sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế là trụ cột.
  • D. Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập.

Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

  • A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.
  • B. Sự suy yếu của các nước thực dân cũ.
  • C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
  • D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 30: “Sự lựa chọn con đường cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp cuối năm 1946 của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là kịp thời và đúng đắn”.

Ý nào dưới đây lí giải đúng nhất cho nhận định trên?

  • A. Đó là hành động chính nghĩa và cần thiết để bảo vệ độc lập dân tộc.
  • B. Nhân dân ta có truyền thống đấu tranh ngoại xâm.
  • C. Khả năng đấu tranh chính trị, ngoại giao với Pháp không còn nữa.
  • D. Thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Câu 31: Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là

  • A. trật tự hai cực Ianta.
  • B. trật tự hai cực Đông - Tây.
  • C. trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.
  • D. trật tự hai cực Xô - Mĩ.

Câu 32: Khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương năm 1945 được gọi là

  • A. điều kiện chủ quan thuận lợi.
  • B. thời cơ “ngàn năm có một”.
  • C. thời cơ đang đến gần.
  • D. điều kiện khách quan thuận lợi.

Câu 33: Báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?

  • A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • B. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
  • C. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • D. An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 34: Luận cương chính trị (10 - 1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là giai cấp nào?

  • A. Tiểu tư sản.
  • B. Tư sản.
  • C. Công nhân.
  • D. Nông dân.

Câu 35: Từ những năm 70 đến nay, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

  • A. Kĩ thuật.
  • B. Sản xuất.
  • C. Khoa học cơ bản.
  • D. Công nghệ.

Câu 36: Trong những năm 1919 - 1925, hoạt động đấu tranh đầu tiên của tư sản dân tộc Việt Nam là

  • A. tẩy chay tư sản Hoa Kiều.
  • B. chống độc quyền xuất cảng lúa gạo.
  • C. thành lập Đảng Lập hiến.
  • D. chống độc quyền cảng Sài Gòn.

Câu 37: Thành tựu khoa học - kĩ thuật nào của Liên Xô đã mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  • A. Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
  • B. Đưa con người lên mặt trăng.
  • C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • D. Phòng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 38: Trong cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947, lực lượng vũ trang nào được thành lập?

  • A. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
  • B. Vệ quốc đoàn.
  • C. Vệ quốc quân.
  • D. Trung đoàn Thủ đô.

Câu 39: Chiến lược toàn cầu của Mĩ đặt mục tiêu quan trọng nhất là

  • A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
  • B. trở thành bá chủ thế giới.
  • C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D. ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Câu 40: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ở nửa sau thế kỉ XX?

  • A. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
  • B. Sự phát triển và ảnh hưởng to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
  • C. Sự xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.
  • D. Sự thay đổi nhanh chóng của chất lượng nguồn nhân lực.
Xem đáp án
  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021