Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái đã phục kích địch ở nhiều nơi dưới sự lãnh đạo của ai?

  • A. Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh.
  • B. Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành.
  • C. Đèo Văn Trì, Cầm Văn Hoan.
  • D. Hà Văn Mao, Hà Quốc Thượng.

Câu 2: Chương trình học gồm các bài về địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào?

  • A. Hội Duy tân.
  • B. Đông Kinh nghĩa thục.
  • C. Cuộc vận động Duy tân.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 3: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào?

  • A. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
  • B. Chống thực dân Pháp xâm lược.
  • C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
  • D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.

Câu 4: Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?

  • A. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
  • B. Từ một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,
  • C. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
  • D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 5: Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?

  • A. Đổi mới công việc nội trị.
  • B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
  • C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
  • D. Đổi mới chính sách đối ngoại.

Câu 6: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?

  • A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. .
  • B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì.
  • C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam.
  • D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương đầu thế kỉ XIX được đánh dấu là bước phát triển cao nhất và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước?

  • A. Khỏi nghĩa Hùng Lĩnh.
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình.
  • D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 8: Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?

  • A. Của Nguyễn Quang Ngọc.
  • B. Của Tôn Thất Thuyết.
  • C. Của Trương Quang Ngọc.
  • D. Của Nguyễn Duy Cung.

Câu 9: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh:

  • A. Chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến mạnh mẽ.
  • B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.
  • C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
  • D. Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.

Câu 10: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  • A. Thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
  • B. Thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
  • C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
  • D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng trong việc phá thế vòng vây của địch.

Câu 11: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

  • A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
  • B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
  • C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
  • D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Câu 12: Số lính thợ người Đông Dương chiếm bao nhiêu tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp?

  • A. 1/3 tổng số lính thợ.
  • B. 1/4 tổng số lính chợ.
  • C. 1/2 tổng số lính thợ.
  • D. 2/3 tổng số lính thợ.

Câu 13: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình đã có hành động gì?

  • A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.
  • B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
  • C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
  • D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

Câu 14: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

  • A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
  • B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
  • C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 15: Hưởng ứng phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào dưới đây nổ ra đẩu tiên?

  • A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình.
  • D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 16: Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào?

  • A. Hà Nội
  • B. Hưng Yên.
  • C. Nghệ An.
  • D. Thanh Hóa.

Câu 17: Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Đó là sự phân hoá của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong thời kì nào?

  • A. Từ 1858 đến 1897.
  • B. Từ 1858 đến 1900.
  • C. Từ 1897 đến 1914.
  • D. Từ 1897 đến 1918.

Câu 18: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

  • A. Nước Pháp.
  • B. Nước Nga.
  • C. Nước Nhật.
  • D. Nước Mỹ.

Câu 19: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
  • B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
  • C. Chuẩn bị lực lượng đánh Cam-pu-chia.
  • D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.

Câu 20: Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?

  • A. Phan Bội Châu.
  • B. Phan Châu Trinh,
  • C. Nguyễn Ái Quốc.
  • D. Lương Văn Can.

Câu 21: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì?

  • A. Phong trào nông dân.
  • B. Phong trào nông dân Yên Thế.
  • C. Phong trào Cần vương.
  • D. Phong trào Duy Tân.

Câu 22: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?

  • A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911.
  • B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911.
  • C. Ngày 10 tháng 5 năm 1911.
  • D. Ngày 19 tháng 5 nám 1911.

Câu 23: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tê xin mở cửa biển nào để thông thương?

  • A. Cửa biển Hải Phòng.
  • B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).
  • C. Cửa biển Thuận An (Huế).
  • D. Cửa biển Đà Nẵng.

Câu 24: Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

  • A. Trương Định.
  • B. Nguyễn Tri Phương.
  • C. Phan Thanh Giản.
  • D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu 25: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
  • B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
  • C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
  • D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 26: Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn Đề Thám đã làm gì?

  • A. Khai khẩn đồn Phồn Xương.
  • B. Lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ.
  • C. Xây dựng phòng tuyến quân sự.
  • D. A và B đúng.

Câu 27: Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

  • A. Chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
  • B. Chủ trương dùng bao động vũ trang đánh đuổi Pháp.
  • C. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
  • D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

Câu 28: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?

  • A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858.
  • B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858.
  • C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858.
  • D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885.

Câu 29: Người tổ chức thành công hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kì là ai?

  • A. Lưu Vĩnh Phúc
  • B. Phan Bá Vành
  • C. Hoàng Diệu
  • D. Nguyễn Tri Phương

Câu 30: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?

  • A. Đề Nắm.
  • B. Đề Thám.
  • C. Đề Thuật.
  • D. Đề Chung.

Câu 31: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo?

  • A. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
  • B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh,
  • C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
  • D. Lương Văn Can và Lương Văn Quyến.

Câu 32: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội, Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?

  • A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình.
  • B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định.
  • C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
  • D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.

Câu 33: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành nào?

  • A. Sản xuất xi mãng và gạch ngói.
  • B. Khai thác than và kim loại.
  • C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
  • D. Khai thác điện, nước.

Câu 34: Mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam bằng sự kiện lịch sử nào?

  • A. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
  • B. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Anh nổ súng đánh cửa biển Đà Nẵng.
  • C. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
  • D. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.

Câu 35: Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu được lực lượng nào ủng hộ?

  • A. Nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương.
  • B. Các quan lại trong triều đình.
  • C. Vua Hàm Nghi.
  • D. Nhân dân cả nước.

Câu 36: Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hắc-Măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?

  • A. Bắc Kì.
  • B. Trung Kì.
  • C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ Tĩnh.
  • D. Nam Kì.

Câu 37: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là

  • A. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
  • B. Cải cách duy tân đất nước.
  • C. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
  • D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu 38: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

  • A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
  • B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
  • C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
  • D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.

Câu 39: Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?

  • A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
  • B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
  • C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
  • D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 40: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

  • A. Nguyễn Tri Phương.
  • B. Hoàng Diệu.
  • C. Tôn Thất Thuyết.
  • D. Phan Thanh Giản.
Xem đáp án
  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021