Trắc nghiệm phần một chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (có đáp án)

  • 1 Đánh giá

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần một chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh sgk lịch sử 11. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A.Nông nghiệp lạc hậu B.Công nghiệp phát triển

C.Thương mại hàng hóa D.Sản xuất quy mô lớn

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B.Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C.Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D.Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuấ phong kiến lạc hậu

B.Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D.Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Câu 4. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Nhiều đảng phái ra đời

B.Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

C.Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến

D.Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A.Đàm phán ngoại giao

B.Áp lực quân sự

C.Tấn công xâm lược

D.Phá hoại kinh tế

Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A.Xã hội ổn định

B.Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

C.Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến

D.Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 7. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do:

A.Sự tồn ại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ

B.Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây

C.Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến

D.Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân.

Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A.Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng

B.Xã hội phong kiến Nhậ Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng

C.Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản

D.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản

Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

A.Do đề nghị của các đại thần

B.Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ

C.Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi

D.Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân

Câu 10. Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, muc đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

A.Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây

B.Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á

C.Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây

D.Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng mộ nước phong kiến lạc hậu

Câu 11. Ý nào sau dây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị

A.Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường

B.Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc

C.Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu

D.Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản

Câu 12. Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là:

A.Chế độ Mạc phủ sụp đổ

B.Hiến pháp mới được công bố

C.Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán

D.Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào buôn bán

Câu 13. Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhậ Bản năm 1868 là:

A.Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

B.Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc

C.Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người

D.Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

Câu 14. Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A.Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy

B.Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa

C.Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

D.Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền

Câu 15. Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

A.Hữu nghị và hợp tác

B.Thân thiện và hòa bình

C.Đối đầu và chiến tranh

D.Xâm lược và bành trướng

Câu 16. Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A.Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế

B.Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế

C.Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự

D.Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

Câu 17. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam nằm giữa thế kỉ XIX là:

A.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp

B.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

C.Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây

D.Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.

Câu 18. Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền.

B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân da duoc giải quyết...

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 19. Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt?

A. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.

B. Thiên Hoàng tiếp tục quản lý nhà nước về mọi mặt.

C. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh kinh tế.

D. Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.

Câu 20. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.

B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.

D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 21. Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A.Các chúa phong kiến

B.Địa chủ và tư sản

C.Tư sản và phong kiến

D.Phong kiến và nông dân

Câu 22. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?

A.Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

B.Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ

C.Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn

D.Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ

Câu 23. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở ẤN Độ có điểm gì đáng chú ý?

A.Chính phủ Anh cai trị trực tiếp

B.Cai trị thông qua bộ máy chính quyền bản xứ

C.Dựa vào các chúa phong kiến Ấn Độ để cai trị

D.Là sự kết hợp giữa bộ máy chính quyền thực dân và các chúa phong kiến

Câu 24. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ,thực dân Anh đã thực hiện thủ đoạn:

A.Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ

B.Loại bỏ các thế lực chống đối

C.Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ

D.Chia để trị

Câu 25. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

A.Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác

B.Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị

C.Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa

D.Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Câu 26. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận:

A.Muốn được tham gia chính quyền và hợp tác với tư sản Anh

B.Muốn được tự đo phát triển kinh tế và tham gia chính quyền

C.Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phá triển sản xuất

D.Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ

Câu 27. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

A.Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)

B.Đảng Dân chủ

C.Quốc dân đảng

D.Đảng Cộng hòa

Câu 28. Nguyên nhân khiến thực ân Anh không chấp nhận yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại là gì?

A.Muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị

B.Muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt

C.Muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh

D.Muốn kìm hãm sư phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến

Câu 29. Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A.Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B.Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C.Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D.Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Câu 30. Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

A.Chia đôi xứ Benga B.Về chế độ thuế khóa

C.Thống nhất xứ Benga D.Giáo dục

Câu 31. Sự kiện nào được nhân dân Ấn Độ coi là ngày “quốc tang”?

A.Tilắc bị bắt

B.Đảng Quốc đai tan rã

C.Khởi nghĩa Bombay thất bại

D.Đạo luật chia cắt Benga bắt đầu có hiệu lực

Câu 32. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bombay (1908) là do nhân dân phản đối:

A.Chính sách chia để trị

B.Bản án 6 năm tù đối với Tilắc

C.Đạo luật chia đôi xứ Benga

D.Đời sống nhân dân cực khổ

Câu 33. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải:

A.Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ

B.Thu hồi đạo luật chia cắt Benga

C.Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ

D.Trả tự do cho Tilắc

Câu 34. Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì:

A.Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại

B.Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài

C.Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại

D.Sự đàn áp của thực dân Anh

Câu 35. Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản

C. Là thuộc địa của các nước phương Tây

D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản

Câu 36. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là

A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.

B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.

C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.

D. Tập hợp được đông đảo quần¬ chúng nhân dân tham gia.

Câu 37. Nhận xét nào đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa TK XIX đầu TK XX?

A. Diễn ra sôi nổi,lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia ,dưới nhiều hình thức.

B. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.

C. Diễn ra sôi nổi, nhằm mục tiêu đánh đổ đế quốc,dưới nhiều hình thức.

D. Đông đảo lực lượng tham gia,dưới nhiều hình thức nhằm giải phóng dân tộc.

Câu 38. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?

A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

B. Một số người lãnh đạo Đồng Minh hội chủ trương thương lượng,nhượng bộ, không kiên quyết.

C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.

D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.

Câu 39. Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là:

A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.

B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.

C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.

D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.

Câu 40. Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại?

A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.

B. Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.

C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.

D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh.

Câu 41. Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

A.Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước

B.Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản

C.Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh

D.Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ

Câu 42. Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ

A.Đầu thế kỉ XIX B.Giữa thế kỉ XIX

C.Cuối thế kỉ XIX D.Đầu thế kỉ XX

Câu 43. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là:

A.Trần Thắng B.Ngô Quảng

C.Hồng Tú Toàn D.Chu Nguyên Chương

Câu 44. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là:

A.Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)

B.Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng

C.Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến

D.Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước

Câu 45. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là:

A.Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu

B.Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

C.Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi

D.Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn

Câu 46. Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là:

A.Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ

B.Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á

C.Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân

D.Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé

Câu 47. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

A.Đông đảo nhân dân

B.Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời

C.Giai cấp địa chủ phong kiến

D.Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Câu 48. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là:

A.Không dựa vào lực lượng nhân dân

B.Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

C.Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm

D.Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Câu 49. Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?

A.Vô sản B.Phong kiến

C.Tự do dân chủ D.Dân chủ tư sản

Câu 50. Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là

A.Tôn Trung Sơn B.Hồng Tú Toàn

C.Khang Hữu Vi D.Lương Khải Siêu

Câu 51. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là:

A.Trung Quốc Đồng minh hội

B.Trung Quốc Quang phục hội

C.Trung Quốc Nghĩa đoàn hội

D.Trung Quốc Liên minh hội

Câu 52. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là:

A.Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn

B.Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi

C.Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu

D.Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu

Câu 53. Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiên ở đâu?

A.Bắc Kinh B.Vũ Hán

C.Vũ Xương D.Nam Kinh

Câu 54. Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phá triển theo con đường nào?

A.Đấu tranh bạo động

B.Cách mạng vô sản

C.Đấu tranh ôn hòa

D.Dân chủ tư sản

Câu 55. Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?

A.Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

B.Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc

C.Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á

D.Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Câu 56. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?

A.Philíppin, Brunây, Xingapo

B.Việt Nam, Lào, Campuchia

C.Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia

D.Malaixia, Miến Điện (Mianma)

Câu 57. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A.Thực dân Anh B.Thực dân Pháp

C.Thực dân Hà Lan D.Thực dân Tây Ban Nha

Câu 58. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?

A.Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B.Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

C.Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D.Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Câu 59. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là:

A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến

B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân

C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm

D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân

Câu 60. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia là

A.Khởi nghĩa của Acha Xoa

B.Khởi nghĩa của Pucômbô

C.Khởi nghĩa của Commađam

D.Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha

Câu 61. Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pucômbô?

A.Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực

B.Trương Định, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương)

C.Trương Quyền, Võ Duy Dương ( Thiên hộ Dương)

D.Trương Định, Nguyễn Hữu Huân ( Thủ khoa Huân)

Câu 62. Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra liên quan đến vận mệnh của nước Lào?

A.Chính phủ Xiêm kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào

B.Các đoàn hám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào

C.Nghĩa quân của Phacađuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhét

D.Nghĩa quân Phacađuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhét

Câu 63. Năm 1887, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á tại nước nào?

A.Lào B.Việt Nam

C.Myanma D.Xiêm (Thái Lan)

Câu 64. Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ

A.Các nước phương Đông

B.Các nước phương Tây

C.Nhật Bản

D.Trung Quốc

Câu 65. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì:

A.Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo

B.Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn

C.Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo

D.Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp

Câu 66. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc:

A.Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước

B.Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền

C.Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp

D.Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển.

Câu 67. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

A.Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên

B.Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt

C.Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường

D.Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân chí thấp

Câu 68. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi:

A.Kênh đào Xuyê hoàn thành

B.Kênh đào Panama hoàn hành

C.Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ

D.Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu

Câu 69. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A.Đầu thế kỉ XIX B.Giữa thế kỉ XIX

C.Cuối thế kỉ XIX D.Đầu thế kỉ XX

Câu 70. Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất?

A.Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập

B.Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri

C.Cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích

D.Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia

Câu 71. Hai nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

A.Êtiôpia và Ai Cập B.Angiêri và Tuynidi

C.Xuđăng và Ănggôla D.Êtiôpia và Libêria

Câu 72. Nguyên nhân dẫn đến thât bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

A.Các phong trào diễn ra lẻ tẻ

B.Chưa có chính đảng lãnh đạo

C.Chưa có sự liên kết đấu tranh

D.Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch

Câu 73. Chính sách thống trị nổi bật của thực dân phương Tây ở Mĩ Latinh là:

A.Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc

B.Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ

C.Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

D.Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Câu 74. Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là

A.Pêru B.Haiti

C.Mêhicô D.Puéchiến tranhô Ricô

Câu 75. Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là

A.Tình trạng nghèo đói

B.Kinh tế, xã hội lạc hậu

C.Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo

D.Chính sách bành trướng của Mĩ

Câu 76. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích gì?

A.Tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh

B.Thể hiện sức mạnh của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh

C.Chiếm những thuộc địa của Tây Ban Nha

D.Đánh bại thực dân Tây Ban Nha

Câu 77. Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ đề xướng vào thời gian nào?

A.Cuối thế kỉ XIX B.Đầu thế kỉ XX

C.Giữa thế kỉ XX D.Cuối thế kỉ XX

Câu 78. Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là

A.Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ

B.Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ

C.Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ

D.Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ

Đáp án tham khảo

1 - A

2 - C

3 - D

4 - B

5 - B

6 - B

7 - A

8 - B

9 - B

10 - D

11 - C

12 - B

13 - A

14 - B

15 - D

16 - D

17 - B

18 - A

19 - A

20 - D

21 - A

22 - A

23 - A

24 - D

25 - B

26 - B

27 - A

28 - A

29 - C

30 - A

31 - D

32 - B

33 - B

34 - A

35 - A

36 - A

37 - A

38 - B

39 - B

40 - B

41 - C

42 - B

43 - C

44 - A

45 - B

46 - D

47 - D

48 - A

49 - A

50 - A

51 - A

52 - A

53 - C

54 - D

55 - B

56 - B

57 - B

58 - B

59 - D

60 - B

61 - C

62 - A

63 - D

64 - B

65 - C

66 - B

67 - A

68 - A

69 - D

70 - D

71 - D

72 - D

73 - A

74 - B

75 - D

76 - A

77 - B

78 - C


  • 66 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021