Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới

  • A. Một hoặc một số hay toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể
  • B. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
  • C. Toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể
  • D. Một số cặp nhiễm sắc thể

Câu 2: Thể song nhị bội:

  • A. có tế bảo mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bố và mẹ
  • B. có 2n NST trong tế bào
  • C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
  • D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ

Câu 3: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là

  • A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.
  • B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.
  • C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.
  • D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Câu 4: Giả sử một loài thực vật có bộ NST 2n= , các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb va Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể 1?

  • A. AaBbDdd
  • B. AaBbd
  • C. AaBb
  • D. AaaBb

Câu 5: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là

  • A. Sự phân li bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại kì sau của quá trình phân bào
  • B. Quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn
  • C. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn
  • D. Thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ NST trong tế bào sinh dưõng của thể tự đa bội?

  • A. Tất cả các cặp NST đều có số lượng > 2
  • B. Một số cặp NST có số lượng > 2
  • C. Tất cả các cặp NST đều có số lượng >= 2
  • D. Một số cặp NST có số lượng >= 2

Câu 7: Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở người có liên quan đến:

  • A. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX
  • B. Cặp NST giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY
  • C. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và YY
  • D. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau của phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)?

  • A. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt
  • B. Số lượng ADN tăng lên gấp bội
  • C. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn
  • D. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật

Câu 9: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là:

  • A. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng một số cặp NST không phân ly
  • B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly
  • C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly
  • D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly

Câu 10: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp đột biến dạng thể một đơn?

  • A. 12
  • B. 24
  • C. 15
  • D. 13

Câu 11: Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một cặp vợ chồng bình thường nhưng trong số các đứa con của họ có một đứa con trai bị claiphento và mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về nguyên nhân của hiện tượng trên?

  • A. Rối loạn giảm phân I ở người mẹ, còn ở người bố bình thường
  • B. Rối loạn giảm phân II ở người bố, còn ở người mẹ bình thường
  • C. Rối loạn giảm phân II ở người me, còn ở người bố bình thường
  • D. Rối loạn giảm phân ở cả bố lẫn mẹ dẫn đến tạo giao tử bất thường

Câu 12: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là

  • A. số lượng NST
  • B. nguồn gốc NST
  • C. hình dạng NST
  • D. kích thước NST

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

  • A. Sinh tổng hợp các chất mạnh
  • B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt
  • C. Thường gặp ở thực vật
  • D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường

Câu 14: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n+1 sẽ tạo nên

  • A. Thể ba
  • B. Thể không
  • C. Thể một
  • D. Thể bốn hoặc thể ba kép

Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đnag ở kì giữa của nguyên phân là:

  • A. 18
  • B. 9
  • C. 24
  • D. 17

Câu 16: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ thể khi tiến hành nguyên phân sẽ dẫn đến kết quả

  • A. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
  • B. chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến
  • C. tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không
  • D. cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến

Câu 17: Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 48. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. Đột biến trên thuộc dạng

  • A. đột biến lệch bội
  • B. đột biến tự đa bội
  • C. đột biến dị đa bội
  • D. thể tam nhiễm

Câu 18: Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?

  • A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc
  • B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.
  • C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST
  • D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST

Câu 19: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là

  • A. XX, XY và O
  • B. XX, Y và O
  • C. XY và O
  • D. X, YY và O

Câu 20: F1 chứa một cặp gen dị hợp Bb đều dài 0,51 m. Gen trội B có tỷ lệ hiệu số giữa nucleotit loại G với một loại nucleotit khác là 10%. Gen lặn b có liên kết Hydro là 4050. Cho các phát biểu sau:

  1. Số lượng từng loại Nu trong giao tử B khi F1 giảm phân bình thường là: A= T= 900 Nu, G=X=600 Nu
  2. Số lượng từng loại Nu trong giao tử b khi F1 giảm phân bình thường là: A= T= 450 Nu, G=X=1050 Nu
  3. F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xả ra ở giảm phân I có thể tạo ra các giao tử: Bb, O
  4. F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân II có thể tạo ra các giao tử: BB, bb, O
  5. Hợp tử BBb chỉ có thể được tạo thành do bố hoặc mẹ rối loạn giảm phân I, cơ thể còn lại giảm phân bình thường

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 6 sinh 12: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể


Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P2)
  • 80 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021