Trắc nghiệm sinh học 7 chương 2: Ngành ruột khoang

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 2: Ngành ruột khoang. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là

  • A. quang tự dưỡng.
  • B. hoá tự dưỡng.
  • C. dị dưỡng.
  • D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.

Câu 2: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

  • A. Đối xứng toả tròn.
  • B. Đối xứng hai bên.
  • C. Đối xứng lưng – bụng.
  • D. Đối xứng trước – sau.

Câu 3: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
  • B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
  • C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
  • D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 4: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

  • A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
  • B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
  • C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
  • D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Câu 5: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?

  • A. Cung cấp vâtk liệu xây dựng.
  • B. Nghiên cứu địa tầng.
  • C. Thức ăn cho con người và động vật.
  • D. Vật trang trí, trang sức.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?

  • A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
  • B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.
  • C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
  • D. Có khả năng tái sinh.

Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

  • A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
  • B. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
  • C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển
  • D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ

Câu 8: Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

  • A. Tiêu hoá thức ăn.
  • B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
  • C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

  • A. Tế bào mô bì – cơ.
  • B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
  • C. Tế bào sinh sản.
  • D. Tế bào cảm giác.

Câu 10: Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ

  • A. tuyến hình cầu.
  • B. tuyến sữa.
  • C. tuyến hình vú.
  • D. tuyến bã.

Câu 11: Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là

  • A. hình túi, có gai cảm giác.
  • B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
  • C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
  • D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.

Câu 12: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng

  • A. các xúc tu.
  • B. các tế bào gai mang độc.
  • C. lẩn trốn khỏi kẻ thù.
  • D. trốn trong vỏ cứng.

Câu 13: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

  • A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
  • B. Gây ngứa và độc cho người.
  • C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
  • D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.

Câu 14: Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là

  • A. Hệ thần kinh hình lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

  • A. Cơ thể hình dù.
  • B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
  • C. Luôn sống đơn độc.
  • D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 16: Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?

  • A. 50m.
  • B. 100m.
  • C. 200m.
  • D. 400m.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

  • A. Cơ thể hình dù.
  • B. Luôn sống đơn độc.
  • C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.
  • D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

  • A. Kiểu ruột hình túi.
  • B. Cơ thể đối xứng toả tròn.
  • C. Sống thành tập đoàn.
  • D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 19: Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

  • A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.
  • B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
  • C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
  • D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 20: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài

  • A. 5 nghìn loài
  • B. 10 nghìn loài
  • C. 15 nghìn loài
  • D. 20 nghìn loài

Câu 21: Loài ruột khoang nào không di chuyển

  • A. San hô và sứa
  • B. Hải quỳ và thủy tức
  • C. San hô và hải quỳ
  • D. Sứa và thủy tức
Xem đáp án
  • 138 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021