Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau khi thụ tinh, trứng sẽ làm tổ và phát triển thành thai ở:

  • A. Âm đạo.
  • B. Ống dẫn trứng.
  • C. Tử cung.
  • D. Buồng trứng.

Câu 2: Chức năng của chất xám là:

  • A. Trung khu điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản.
  • B. Trung khu của các phản xạ không điều kiện.
  • C. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
  • D. Trung khu của các phản xạ có điều kiện.

Câu 3: Cấu trúc não có chất xám nằm bên ngoài tạo thành lớp vỏ là:

  • A. Hành não và tiểu não.
  • B. Trụ não và não trung gian.
  • C. Tiểu não và đại não.
  • D. Trụ não và não giữa.

Câu 4: Tầng tế bào chết của da nằm ở:

  • A. Bên ngoài lớp biểu bì.
  • B. Bên trong lớp biểu bì.
  • C. Lớp mỡ dưới da.
  • D. Lớp bì.

Câu 5: Nơi lưu giữ tinh trùng sau khi được sản xuất ra là:

  • A. Bóng đái.
  • B. Ống dẫn tinh.
  • C. Tinh hoàn.
  • D. Túi tinh.

Câu 6: Các sản phẩm thải do tế bào tạo ra được chuyển tới đâu?

  • A. Nước mô và máu.
  • B. Máu.
  • C. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết.
  • D. Nước mô.

Câu 7: Chức năng của tuyến tiền liệt là:

  • A. Dẫn tinh trùng ra khỏi cơ thể.
  • B. Nuôi dưỡng tinh trùng.
  • C. Sản sinh ra tinh trùng.
  • D. Tiết dịch hòa với tinh trùng tạo tinh dịch.

Câu 8: Trong thức ăn cơm gạo có chứa nhiều chất:

  • A. Lipit.
  • B. Gluxit.
  • C. Muối khoáng.
  • D. Prôtêin.

Câu 9: Tính đặc hiệu của hoocmôn được thể hiện:

  • A. Mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số quá trình sinh lí nhất định.
  • B. Hoocmôn của loài động vật này không sử dụng được cho loài động vật khác.
  • C. Mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hay một số cơ quan xác định.
  • D. Hoocmôn của loài động vật này không sử dụng được cho loài động vật khác và mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hay một số cơ quan xác định.

Câu 10: Hoocmôn Ơstrôgen có tác dụng:

  • A. Kích thích sự sinh nhiệt của cơ thể.
  • B. Điều hòa đường huyết.
  • C. Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
  • D. Kích thích sự sinh nhiệt của cơ thể và gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.

Câu 11: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm:

  • A. Các tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt), dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  • B. Dây thần kinh thị giác, vùng thị giác.
  • C. Cầu mắt, điểm mù, vùng thị giác.
  • D. Các tế bào thụ cảm thị giác, vùng thị giác.

Câu 12: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là:

  • A. Lọc máu và đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài.
  • B. Lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất dư thừa để đưa ra ngoài.
  • C. Lọc máu lấy lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • D. Đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài.

Câu 13: Lấy kim chích nhẹ vào chân một người đang ngủ, chân người đó tự co lại. Đây là phản xạ đơn giản, vô ý thức, có trung khu ở:

  • A. Chất xám của não.
  • B. Chất trắng của tủy não.
  • C. Chất trắng của não.
  • D. Chất xám của tủy sống.

Câu 14: Cấu trúc dưới đây có thể xuất hiện trên sợi trục của nơron là:

  • A. Eo ranviê.
  • B. Bao miêlin.
  • C. Hạch thần kinh.
  • D. Eo Răngviê và bao miêlin.

Câu 15: Thiếu vitamin D sẽ gây ra bệnh:

  • A. Khô giác mạc của mắt.
  • B. Bệnh hoại huyết.
  • C. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
  • D. Thiếu máu.

Câu 16: Vùng vận động cơ thể nằm ở:

  • A. Hồi trán lên của thùy trán.
  • B. Thùy thái dương.
  • C. Hồi đỉnh lên của thùy đỉnh.
  • D. Thùy chẩm.

Câu 17: Cơ quan sản xuất trứng ở nữ là:

  • A. Ống dẫn trứng.
  • B. Tử cung.
  • C. Buồng trứng.
  • D. Âm đạo.

Câu 18: Các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hoặc bị tổn thương sẽ dẫn đến:

1. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết sẽ bị giảm.

2. Môi trường trong bị biến đổi.

3. Trao đổi chất bị rối loạn.

4. Quá trình bài tiết các chất cặn bã và độc hại bị giảm.

5. Thành phần máu tương tự thành phần nước tiểu.

6. Nước tiểu hòa thẳng vào máu đầu độc cơ thể.

7. Gây ra bệnh đái tháo.

8. Tạo ra sỏi thận.

Câu trả lời đúng là:

  • A. 1, 2, 3, 4, 6.
  • B. 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 4, 6, 8.
  • D. 1, 2, 3, 5, 7.

Câu 19: Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ vân, lưỡi, hầu, thanh quản là:

  • A. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
  • B. Thân nơron.
  • C. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).
  • D. Sợi trục.

Câu 20: Hoomôn nào không phải do phần vỏ tuyến trên thận tiết ra?

  • A. Norađrênalin.
  • B. Cooctizôn.
  • C. Anđôstêrôn.
  • D. Anđrôgen.

Câu 21: Sự trao đổi chất của tế bào với môi trường trong được biểu hiện ở:

  • A. Sự tổng hợp các chất hữu cơ.
  • B. Sự tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ.
  • C. Sự phân giải các chất hữu cơ.
  • D. Các tế bào thường xuyên trao đổi chất với nước mô và máu.

Câu 22: Khi bị bụi bay vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên. Bụi đã lọt vào phần nào của mắt?

  • A. Màng cứng.
  • B. Màng lưới.
  • C. Màng mạch.
  • D. Màng giác.

Câu 23: Chuyển hóa gluxit (glucôzơ, glicôgen) làm giảm đường huyết là nhờ vai trò của hoocmôn:

  • A. Insulin.
  • B. Glucagôn và Ađrênalin.
  • C. Glucagôn.
  • D. Ađrênalin.

Câu 24: Tuyến cận giáp có chức năng:

  • A. Tiết hoocmôn sinh dục.
  • B. Điều hòa đường huyết, muối natri trong máu.
  • C. Tiết dịch tiêu hóa và tiết hoocmôn.
  • D. Tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.

Câu 25: Thiếu vitamin nào sẽ gây bệnh tê phù, viêm dây thần kinh?

  • A. Vitamin B12.
  • B. Vitamin B1.
  • C. PP.
  • D. Vitamin B2.

Câu 26: Tác dụng của hoocmôn Ôxitôxin do thùy sau tuyến yên tiết ra là:

  • A. Gây co các cơ trơn, co tử cung.
  • B. Giữ nước (chống đái tháo nhạt).
  • C. Kích thích tuyến giáp hoạt động.
  • D. Kích thích tuyến sữa hoạt động.

Câu 27: Loại vitamin nào tan trong nước?

  • A. Vitamin C và K.
  • B. Vitamin K.
  • C. Vitamin A.
  • D. Vitamin C.

Câu 28: Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là:

  • A. Sinh trưởng và phát triển.
  • B. Hô hấp và vận động.
  • C. Cảm ứng và bài tiết.
  • D. Đồng hóa và dị hóa.

Câu 29: Chức năng của tủy sống là:

  • A. Dẫn truyền.
  • B. Phản xạ và dẫn truyền.
  • C. Phản xạ.
  • D. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi.

Câu 30: Tính chất của hoocmôn là:

  • A. Có hoạt tính sinh học cao.
  • B. Có hoạt tính sinh học cao nhưng dễ bị phân hủy trong dung môi.
  • C. Kích thích các quá trình sinh lí.
  • D. Dễ bị phân hủy trong dung môi.
Xem đáp án
  • 48 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021