Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?

  • 1 Đánh giá

e) Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?

Bài làm:

Trong văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã sử dụng các đại từ nhân xưng: ta, tôi

- Khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ta thể hiện quan điểm chung của tất cả mọi người đó là “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”. Qua cách xưng này, Ru-xô muốn khẳng định đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.

- Với cách xưng đại từ “tôi”, tác giả muốn đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống để đưa ra những ý kiến thuyết phục mọi người. Điều này làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sức thuyết phục.

Sự thay đổi cách xử dụng đại từ nhân xưng làm tác phẩm giàu sức thuyết phục và có tính linh hoạt, biểu cảm cao.

  • 148 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021