Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Câu 6: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Bài làm:
Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Đó chính là những lý do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh" và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật ấy của ông là tác phẩm Chí Phèo. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tố đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ).
Xem thêm bài viết khác
- Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự Bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1
- Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình
- Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân
- Nội dung chính bài Khóc Dương Khuê
- Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
- Soạn văn 11 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 208
- Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
- Soạn văn bài: Hạnh phúc của một tang gia
- Viết một bài phóng sự về tệ nạn cờ bạc ở địa phương em
- Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ Nội dung và nghệ thuật bài thơ Thương vợ