Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng. Vậy chủ nghĩa xã hội là gì? Thông qua những kiến thức trọng tâm và trả lời câu hỏi bài học này, hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nội dung bài học
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Giai đoạn đầu:
- Kinh tế phát triển
- Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn
- Nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
- Giai đoạn sau:
- Kinh tế phát triển mạnh mẽ
- Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng
- Của cải dồi dào
- Nguyên tắc phân phối” làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
=> XHCSCN là quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó CNXH là giai đoạn đầu của XHCNCS.
b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân lao động làm chủ
- KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
- Hai hình thức quá độ:
- Qúa độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH
- Qúa độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.
- Tính tất yếu đi lên CNXH:
- Việc làm đúng đắn
- Phù hợp với điều kiện lịch sử
- Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
- Phù hợp với xu thế của thời đại.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động.
- Xã hội: Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội….
=>Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên CNXH.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 2: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo em, đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta?
Câu 3: Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
Câu 4: Em hiểu thế nào là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”?
Câu 5: Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
Xem thêm bài viết khác
- Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây? Câu 2 trang 35 SGK GDCD lớp 11
- Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo Câu 2 trang 109 sgk Giáo dục công dân 11
- Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
- Nêu tình hình môi trường ở nước ta hiện nay và nhận xét Câu 1 bài 12 GDCD 11
- Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia
- Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 2 trang 47 SGK GDCD lớp 11
- Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
- Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa. Câu 2 trang 42 SGK GDCD lớp 11
- Theo em, truyền thống dân tộc từ xưa đến nay có còn có ý nghĩa với ngày nay hay không? Giải GDCD 11 bài 13
- Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ. Câu 4 trang 26 SGK GDCD lớp 11
- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Giải GDCD 11 bài 12