Cách nhận xét biểu đồ tròn Địa lý 8

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Cách nhận xét biểu đồ tròn được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Ở lớp 8 dạng biểu đồ hình tròn các em ít được làm quen. Với chương trình cải cách hiện nay yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với chương trình cũ. Nhiều bài tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài. Để cùng tìm hiểu cách nhận xét, các em cùng tham khảo tài liệu dưới đay nhé

Khi nào bạn sử dụng biểu đồ tròn

Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.

Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn nhé. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”

Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn

Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %

Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn

Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ.Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn

Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho

Lưu ý: toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn

Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh

Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)

Cách nhận xét biểu đồ tròn trong Địa lý 8

* Khi chỉ có một vòng tròn

- Nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất.

- So sánh là cái nào nhất, nhì, ba,… và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %, bao nhiêu lần)?

- Đưa ra một số giải thích.

* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)

- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/giảm như thế nào?

- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?

- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba,… của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần).

- Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.

- Giải thích về vấn đề.

Lưu ý

- Tỉ trọng có thể giảm nhưng số thực là tăng, vì thế cần ghi rõ (%).

- Cần nhận xét bổ sung cả số thực và dùng cụm từ “tỉ trọng” khi nhận xét biểu đồ.

Hướng dẫn giải một số bài tập về nhận xét biểu đồ tròn Địa lý 8

Câu 1 trang 13 Sách bài tập (SBT) Địa 8:

Vẽ biểu đồ hình tròn biểu diễn tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2008. Câu 1 trang 13 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8 – Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

1. Dựa vào bảng sau:

Cách nhận xét biểu đồ tròn

a) Vẽ biểu đồ hình tròn biểu diễn tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2008:

b) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á ; nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân số châu Á so với các châu lục khác trên toàn thế giới năm 2008.

Lời giải

a,

Cách nhận xét biểu đồ tròn

b, Nhận xét:

– Qua bảng số liệu về “Dân số các châu lục qua một số năm”, ta có thể thấy: Qua các năm từ 1950 đến 2008 dân số châu Á không ngừng tăng lên từ 1402 tr người/1950 tăng lên 4052 tr người/2008 và tăng 2650 tr người/58 năm đây là mức gia tăng dân số đạt ngưỡng báo động về sự bùng nổ dân số tại các quốc gia Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

– Từ biểu đồ, ta nhận thấy tỉ lệ số dân Châu Á chiếm tới 60.4% dân số thế giới, cao gấp 4,2 lần dân số Châu Phi, 4,3 lần dân số Châu Mĩ, 5,5 lần dân số Châu Âu và 142 lần dân số Châu Đại Dương.

- Dân số Châu Á chiếm tỷ lệ rất lớn so với toàn thế giới và vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ xảy ra bùng nổ dân số các quốc gia Châu Á cần có những chính sách hợp lý và kịp thời để giảm thiểu sự gia tăng dân số.

Bài 2 Trang 80 SGK Địa lý 8

Dựa vào bảng 22.1 (SGK trang 79), hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.

Lời giải

Vẽ biểu đồ:

Cách nhận xét biểu đồ tròn

Nhận xét:

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Nông nghiệp giảm khá nhanh từ 38,74% xuống còn 24,3%.

- Công nghiệp tăng khá nhanh từ 22,67% lên 36,61%.

- Dịch vụ tăng nhẹ từ 38,59% lên 39,09%.

=> Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Cách nhận xét biểu đồ tròn được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ biết khi nào sử dụng biểu đồ tròn, các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn, cách nhận xét biểu đồ hình tròn, từ đó áp dụng tốt vào giải các bài tập liên quan. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé 

Chủ đề liên quan