Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là Địa lí 8

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Bài học ngày hôm nay các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm sông ngòi Việt Nam, ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi Việt Nam, việc khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé

Câu hỏi: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là

Lời giải:

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là

- Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ - Sông nhỏ, ngắn

- Đồi núi bị cắt xẻ, sườn dốc, quá trình xâm lược diễn ra mạnh – Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớn

- Theo hướng cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung) – Sông chảy theo hướng núi

- Địa hình có tính phân bậc, tương phản giữa đồng bằng và miền núi – Sông có dự thay đổi: khúc êm đềm – khúc dữ dội

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là

1. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

– 93% các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là

2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam

a. Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ - Sông nhỏ, ngắn

Đồi núi nước ta bị cắt xẻ mạnh, lại có một số núi lan ra sát biển kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông nhỏ, ngắn, có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

b. Đồi núi bị cắt xẻ, sườn dốc, quá trình xâm lược diễn ra mạnh – Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớn

Ở vùng đồi núi nước ta, quá trình xâm thực, bào mòn bề mặt địa hình diễn ra mạnh. Sông lại bắt nguồn từ vùng đồi núi nên đã mang theo một lượng đất đá lớn, làm cho sông ngòi nước ta giàu phù sa, bình quân đạt khoảng 200 triệu tấn/ năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/ năm, chiếm 60%; sông Mê Công 70 triệu tấn/ năm, chiếm 35%. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho đồng bằng mở rộng ra phía biển.

c. Theo hướng cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung) – Sông chảy theo hướng núi

Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phần lớn các sông ngòi ở nước ta chảy theo hướng tây bắc – đông nam, tiêu biểu như: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,…

Bên cạnh đó, nước ta còn có các khu vực đồi núi có hướng vòng cung nên tạo ra mạng lưới sông có dạng hình nan quạt, khả năng tập trung nước rất nhanh. Điển hình như: sông Thao, sông Đà, sông Lô gặp nhau ở Việt Trì.

d. Địa hình có tính phân bậc, tương phản giữa đồng bằng và miền núi – Sông có dự thay đổi: khúc êm đềm – khúc dữ dội

Địa hình nước ta có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng, lại có tính phân bậc rõ rệt nên sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ thượng lưu về phía hạ lưu; trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ

3. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi.

– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực

– Thuỷ sản.

– Giao thông, du lịch….

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

* Biện pháp

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Tài liệu này ngoài việc trả lời cho các bạn câu hỏi môn Địa còn giúp các em mở rộng kiến thức để tìm hiểu thêm về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ sông ngòi Việt Nam. Chúc các em học tốt, nếu các em thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Chủ đề liên quan