Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P1

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Liên Bang Nga (Kinh tế) P1. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công nghiệp của Liên Bang Nga là

  • A. ngành xương sống của nền kinh tế.
  • B. ngành giữ vai trò thứ yếu.
  • C. ngành chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế.
  • D. ngành đứng đầu thế giới.

Câu 2: Nhờ chinh sách đúng đắn nền kinh tế Nga đă đạt trưởng GDP nam 2005 là

  • A. 6 4%.
  • B. 7,2%.
  • c. 10%.
  • D. 15%

Câu 3: Tốc độ tăng GDP năm 1908 và năm 2005 cùa LB Ngathứ tự là

  • A.10% và 12%.
  • B. -4.9% và 6.4%.
  • C. -4% và 7.1%.
  • D. 3% và 8%.

Câu 4: Trong vấn đề cải cách kinh tế sau năm 1990, Liên bang Nga đã thực hiện giải pháp nào

  • A. Đẩy mạnh tư hữu hoá xí nghiệp, nhà máy,
  • B. Quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất trong nước, chia lại ruộng
  • C. Duy trì và mở rộng các ngành còng nghiệp cổ truyền và triển ngành nghề thủ công.
  • D. Tăng giá sản phẩm hàng hoá để kích thích sản xuất

Câu 5: Cơ cấu công nghiệp của Liên Bang Nga gồm

  • A. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nhẹ.
  • B. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nặng.
  • C. ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp nhẹ.

Câu 6: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là

  • A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
  • B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
  • C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
  • D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.

Câu 7: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là

  • A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
  • D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?

  • A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.
  • B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
  • C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
  • D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm

Câu 9: Ngành công nghiệp nào là mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga?

  • A. Công nghiệp khai thác dầu khí.
  • B. Công nghiệp luyện kim.
  • C. Công nghiệp năng lượng.
  • D. Công nghiệp điện tử.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào là thế mạnh của Liên Bang Nga?

  • A. Công nghiệp năng lượng.
  • B. Công nghiệp quốc phòng.
  • C. Công nghiệp khai thác dầu khí.
  • D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 11: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga?

  • A. Vùng Trung tâm đất đen.
  • B. Vùng U – ran.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Vùng Trung ương.

Câu 12: Vùng kinh tế sẽ hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là

  • A. Vùng Trung tâm đất đen.
  • B. Vùng U – ran.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Vùng Trung ương.

Câu 13: Trung tâm dịch vụ lớn nhất của Liên Bang Nga là

  • A. Vlađivôxtốc , Magadan.
  • B. Mát-xcơ-va , Xanh Pê -téc-bua.
  • C. Mát-xcơ-va, Magadan.
  • D. Vlađivôxtốc, Xanh Pê -téc-bua.

Câu 14: Ngành nào là ngành công nghiệp hiện đại của Liên Bang Nga?

  • A. Công nghiệp năng lượng.
  • B. Công nghiệp chế tạo máy.
  • C. Công nghiệp hàng không.
  • D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 15: Nguyên nhân nào làm cho kinh tế Liên Xô bộc lộ nhiều yếu kém trong những năm 80 của thế kỉ XX?

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
  • B. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
  • C. Cơ chế kinh tế lỗi thời.
  • D. Đời sống nhân dân khó khăn.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không chính xác?

  • A. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết.
  • B. Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, kinh tế Liên Bang Nga phát triển mạnh.
  • C. Thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên Bang Nga rơi vào thời kì khó khăn biến động.
  • D. Liên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.

Câu 17: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là

  • A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
  • B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
  • C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
  • D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.

Câu 18: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là

  • A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
  • D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?

  • A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.
  • B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
  • C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
  • D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga?

  • A. Có đủ các loại hình giao thông.
  • B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.
  • C. Giao thông vận tải đường thủy hầu như không phát triển được.
  • D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng.

Câu 21: Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của LB Nga?

  • A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
  • B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.
  • C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.
  • D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Câu 22: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là:

  • A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.
  • B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát
  • C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.
  • D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

Câu 23: Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là

  • A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế.
  • D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 24: Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là

  • A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn.
  • D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế)


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P2
  • 296 lượt xem