Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao
Câu 2: Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao đây:
a, Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
b, Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bài làm:
a,
- Tính cụ thể: Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn oàn trong một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng)
- Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, nhớ nhung, thương mến. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…
- Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể là chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, tình cảm mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
b,
- Tính cụ thể: Câu ca dao là một lời tỏ tình trong lao động, là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
- Tính cá thể :Hình ảnh một chàng trai lao động trong ca dao hiện lên thật mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.
- Đọc văn bản Hội nghị Diêm Hồng và trả lời các câu hỏi: Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
- Nội dung chính bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Tâm trạng Uy-lít-xơ khi trở về gặp vợ biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Soạn văn bài: Chiến thắng Mtao Mxây
- Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?