Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,..
Bài viết tập làm văn số 5 - ngữ văn lớp 9 đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,.. Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. Sau đây, KhoaHoc gửi đến cho bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài gồm:
- Dàn ý chung
- Bài mẫu 1: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
- Bài mẫu 2: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
- Bài mẫu 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
Dàn ý chung
I. Mở bài:
- Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
- Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó.
- Vượt lên gian khó, đã biến những ước mơ thành hiện thực và gặt hái những thành công ( đem những tấm huy chương vàng, đem vinh quang về choTổ quốc).
II. Thân bài:
1. Tình hình đất nước Việt Nam trong thời đại mới:
- Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,…
- Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới ( luôn khao khát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực).
2. Những thành công đã đạt được ( của HS,sinh viên) trong các cuộc thi:
- Thành tích: trong các kì thi quốc tế về các môn khoa họccơ bản, HS, sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây.
- Cảm nhận của bản thân về những thành tích đó.
3. Nguyên nhân của những thành công:
- Nguyên nhânkhách quan:
- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư…)
- Được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân…
- Nguyên nhân chủ quan:
- Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt.
- Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực.
- Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc.
4. Suy nghĩ về họ và những điều mà họ đạt được:
- Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượt lên gian khó.
- Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước– khát khao – cống hiến.
- Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danh non sông gấm vóc Việt Nam.
III. Kết bài:
- Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nội lực sẵn sàng vượt lên gian khó.
- Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cường quốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”.
- Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghị lực, quyết tâm, lòng đam mê.
Bài mẫu 1: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
Bài làm
Thanh thiếu niên ngày nay là thế hệ tương lai là thành phần chính quyết định lên một đất nước phát triển như thế nào. Hiểu được điều đó, Việt Nam chúng ta luôn luôn chú trọng vào văn hóa, giáo dục, học tập. Mặc dù điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc. Đó là điều đáng tự hào của mỗi chúng ta
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm bắc thuộc ,điều kiện kinh tế của Việt Nam hạn chế , cơ sở vật chất chưa phát triển vậy mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế. Ngay từ những kì thi đầu tiên trên trường quốc tế, Việt Nam đã khẳng định mình là một đất nước hiếu học qua thành quả đạt được trong kì thi: tham dự thi toán quốc tế năm 1974 ,Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng, hay lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh , Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt. Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, năm 2004 Việt Nam vinh dự chiến thắng cả những đất nước vốn có nền công nghệ phát triển như Nhật Bản , Hàn Quốc ,Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam ... Qua đó ta thấy được tinh thần hiếu học của cả một dân tộc đó chính là niềm tự hào của đất nước sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam.
Thật vậy, Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Lịch sử lâu đời đã chứng minh điều đó. Ngay từ những ngày đầu xây dưng đất nước, những người đúng đầu một nước đã nhận ra tầm quan trọng của nền giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển thịnh vương, suy tồn của cả một đất nước. Trường học được mở rộng rãi, các cuộc thi tìm kiếm những người tài cống hiến cho tổ quốc ra đời. Đăc biệt là dưới triều đại nhà Lê, thi cử được chú trọng nên mở rất nhiều khoa thi, có tới 1780 tiến sĩ, và 27 trạng nguyên. Tiếp đến những tháng ngày đất nước chìm trong bóng tối, bóng tối của sự đói nghèo, của sự áp bước đô hộ của thế lực bên ngoài, thế nhưng con người Việt Nam không ngừng phấn đấu cố gắng hết mình học tập và rèn luyện. Những năm đói nghèo nhất của lịch sử, Bác Hồ đã kêu gọi, cùng toàn dân chống giặc dốt giặc đói. Bác hiểu được rằng cái chữ, cái học quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của người dân. Đất nước nghèo nàn,lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh-sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt ,thiệt thòi vể điều kiện học tập. Dường như chính sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước đã hun đúc ý chí tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việt Nam. Hiếu học giúp đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực tài năng sáng tạo. Hiếu học, học tập những tri thi của nhân loại áp dụng vào thực tiễn phát triển đát nước toàn diện, sánh vai cường quốc năm châu, tự hào bạn bè quốc tế.
Trong cuộc sống chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những câu chuyện về lòng hiếu học. Nếu nhắc đến tâm gương xa xưa, chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Hiền- cậu học trò nhỏ hiếu học trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi, hay như Cao Bá Quát, Lương Thế Vinh,…. Hay như ngày nay chúng ta có thể biết đến rất nhiều như cậu bé thần đồng Nguyễn Ngọc Nam mới 13 tuổi, thành tích của Nhật Nam đạt được vượt xa khả năng của người lớn. Em là tác giả, dịch giả trẻ tuổi nhất Việt Nam với nhiều tác phẩm như: Tớ đã học tiếng Anh như thế nào, Tôi tư duy, tôi thành đạt, Những con chữ biết hát. Cậu bé này còn đạt 8.0 IELTS và TOEFL IBT 107/120 điểm. Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh Wordstorm, Nhật Nam đã "hạ gục" bốn sinh viên và giành giải nhất.
Bên cạnh những con người hiếu học, cố gắng hết mình đạt được thành công để góp một phần sức lực của mình đối với đất nước, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều những con người lười nhác, chểnh mảng học hành, học như chơi, không nghiêm túc tập trung,… dẫn đến kết quả kém, học chống đối, học cho có. Những còn người đó cần nhìn lại chính mình, nhìn nhậ lại bản thân, và ý nghĩa cuộc sông của mình để có thể hoàn thiện bản thân, cố gắng hết sức mình vì bản thân, gia đình, xã hội
Lòng yêu nước,nỗi khát khao quê hương xứ sở đẹp giàu, là sức mạnh to lớn giúp học sinh -sinh viên Việt Nam đạt tới những chân trời khoa học. Những tấm huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế mà chúng ta có được không chỉ bởi sự nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình , của thầy cô và nhất là sự chăm lo của Đảng ,nhà nước đối với tài năng trẻ . Bởi lẽ tự ngàn xưa, người Việt Nam ta đã quan niệm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”. Chính vì thế chúng ta cần nỗ lực cố gắng hết mình, ra sức rèn luyện, học tập thật tốt để không phụ sự kì vọng của mọi người, công ơn dậy dỗ thầy cô và hơn hết là chính bản thân mình để bản thân mình có thể cống hiến phần nào vào công cuộc xây dựng Tổ quốc.
Sự thành công của học sinh -sinh viên Việt Nam đã đem đến cho người Việt Nam và bản thân em lòng tin và niềm tự hào sâu sắc về trí tuệ Việt Nam ,thôi thúc trong em khát vọng được chinh phục những chân trời tri thức. bản thân mình, từ đó góp phần xây dựng đát nước giàu đẹp, phát triển.
Bài mẫu 2: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
Bài làm
Đất nước ta từ xưa đã có truyền thống hiếu học. Chính vì thế mà ở Việt Nam luôn chú trọng tới giáo dục, học tập của thế hệ trẻ. Chẳng thế mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc. Những thành tích ấy thật đáng tự hào, đáng được ngợi ca.
Việt Nam là một đất nước còn đang phát triển với nền kinh tế chưa đủ mạnh, với nền nông nghiệp là chính điều kiện kinh tế còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển. Do nước ta đã phải trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm bắc thuộc,hàng chục năm đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Còn do thiên tai, bão lũ, hạn hán mà làm cho đời sống của người dân khó khăn, kinh tế đất nước thì khó phát triển. Thế nhưng chúng ta có quyền tự hào về một thế hệ vàng của đất nước khi họ là người đã đem vinh quang vềcho đất nước mình. Họ là thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trên cả nước bằng tài năng và tinh thần chăm chỉ ham học hỏi đã đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Đó chính là điều quan trọng chứng minh Việt Nam không hề yếu kém mà đang phát triển từng ngày trên con đường hội nhập. iêu biểu là bạn Đinh Thị Hương Thảo học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong Nam Định đã xuất sắc dành được huy chương Vàng Vật Lí trên thế giới. Tham dự thi toán quốc tế năm 1974 ,Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng, hay lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh , Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt. Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, năm 2004 Việt Nam vinh dự chiến thắng cả những đất nước vốn có nền công nghệ phát triển như Nhật Bản , Hàn Quốc ,Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam. Những thành tích ấy không chỉ làm rạng danh đất Việt mà còn là sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam
Có thể nói rằng những thành tích mà học sinh, sinh viên Vệt Nam đoạt được trong cuộc thi trên trường quốc tế là một niềm tự hào không những cho bản thân mà cho cả đất nước khi ta tưởng tượng lá cờ Việt Nam tung bay ngang hàng với các nước bạn. Họ là những tấm gương sáng để học sinh, sinh viên cả nước noi theo và để phát huy truyền thống vẻ vang ấy. Mặc dù Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, điều kiện cơ sở vật chất chưa phát triển thế nhưng thế hệ trẻ tham gia cuộc thi quốc tế đó là một điều chứng minh chúng ta không thua kém với bạn bè năm châu mà cũng có thể sánh ngang được.
Thật vậy, suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử, lòng ham hiểu biết, ý chí học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam .Tự thưở xưa,bằng ánh sáng của những con đom đóm, Mạc Đĩnh Chi đã miệt mài học tập để trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Hiền nhờ tự học mà đoạt giải khôi nguyên khi mới 12 tuổi, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh và biết bao người nữa đã làm nên truyền thống hiếu học của nước nhà …Họ đã trở thành tấm gương, thành nội lực tinh thần để học sinh - sinh viên Việt Nam cố gắng hết mình, cần cù say mê học tập. Đất nước nghèo nàn, lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh - sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt,thiệt thòi vể điều kiện học tập.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những bạn học sinh chểnh mảng trong việc học tập, coi nhẹ việc học, lười nhác, học như chơi, không nghiêm túc tập trung,… dẫn đến kết quả kém, học chống đối, học cho có. Những con người đó cần nhìn lại chính mình, nhìn nhận lại bản thân, và ý nghĩa cuộc sông của mình để có thể hoàn thiện bản thân, cố gắng hết sức mình vì bản thân, gia đình, xã hội. Để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến không chỉ cần nỗ lực của bản thân học sinh mà bên cạnh đó cần có sự chung tay của toàn xã hội - nhà trường và cả gia đình. Đối với nhà nước cần có những chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích các bạn học sinh nỗ lực học tập đạt thành tích cao. Ở các nhà trường, các bộ ban ngành giáo dục ở địa phương cũng như trên toàn đất nước cần tạo thêm nhiều những sân chơi trí tuệ bổ ích để các bạn học sinh có thể tham gia như các cuộc thi khoa học, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, cuộc thi robocon... Ở các gia đình, cha mẹ nên khuyến khích con học tập theo phương pháp học mà chơi chơi mà học, để cho các bạn học sinh có thể có được hứng thú khi học tập chứ không phải là tạo áp lực cho con mình khiến cho các bạn học sinh có xu hướng học tập chống đối, hay tư tưởng học cho cha mẹ.
Có thể nói rằng thế hệ trẻ Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế. Chúng ta thật đáng tự hào và khâm phục, phải lấy họ làm tấm gương để học tập và noi theo. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giống như các anh chị mang niềm tự hào về cho quê hương mình.
Bài mẫu 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng...
Bài làm
"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Quyết tâm thực hiện tốt lời Bác dạy, ngày nay đất nước Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế. Đó là những tấm gương tiêu biểu cho lòng say mê, cần cù học tập, năng động, sáng tạo và ý chí vượt lên hoàn cảnh để bước đến thành công.
Nhắc đến thành tích của đội tuyển Việt Nam khi tham dự các kỳ thi Toán Quốc tế, nhiều người hẳn vẫn chưa quên hình ảnh cậu học sinh Việt Nam nhỏ nhắn, người đã vinh dự được đích thân tổng thống nước Cộng hòa Ru-ma-ni trao huy chương vàng Toán quốc tế lần thứ 40 tổ chức tại Bu-ca-rét năm 1999. Đó là Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A khối phổ thông chuyên Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tại cuộc thi này, Hoàng đã cùng đội tuyển Việt Nam vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới. Nếu như Lê Thái Hoàng nổi tiếng với tấm huy chương vàng bộ môn Toán, thì Nguyễn Bích Hoàng Anh, sinh viên năm I ngành Công nghệ thông tin Đại học Khoa học tự nhiên, đã xuất sắc đem về cho đất nước tấm huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế tại Ba Lan. Và gần đây nhất là sinh viên Đại học Bách Khoa Việt Nam đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc 2004. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số những gương mặt học sinh, sinh viên Việt Nam tiêu biểu. Chúng ta được biết đến họ qua các phương tiện truyền thông và đều thật sự rất thán phục họ.
Thế nhưng tại sao họ có thể đạt được những kỳ tích vẻ vang như thế? Đó trước hết là nhờ lòng hăng say, miệt mài học tập. Thomas Edison đã từng nói: "Thiên tài là 1% cảm hứng cộng với 99% khổ luyện". Nếu như bạn không cố gắng học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức và đem áp dụng những kiến thức mới đó vào cuộc sống thì liệu bạn có thể nhớ nổi hàng ngàn, hàng vạn kiến thức đã được học hay không? Khi bạn gặp một vấn đề khó thì chớ nên đầu hàng, mà hãy tiếp tục nỗ lực trau dồi, học hỏi để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Luôn có một tinh thần học tập cao thì bạn sẽ thành công. Đó chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một thiên tài. Ngoài ra, còn một phẩm chất quan trọng nữa cần phải có để học tốt là năng động, sáng tạo.
Khi ta giải quyết được một vấn đề, hầu hết chúng ta đều rất vui mừng. Ít ai còn nghĩ đến việc tìm ra một con đường ngắn hơn, thuận tiện hơn để đạt được mục tiêu đặt ra. Tìm ra những cách giải quyết mới vừa giúp chúng ta trau dồi và bổ sung vốn kiến thức sẵn có của mình, vừa giúp chúng ta có được những kinh nghiệm quý báu để giải quyết những khó khăn khác. Chính óc sáng tạo đã giúp con người Việt Nam tạo nên được những kỳ tích. Trong số những gương mặt tiêu biểu của sinh viên, học sinh Việt Nam đạt thành tích cao trong học tập, có không ít những người hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hoặc bị khuyết tật. Nhưng họ đã xuất sắc vượt qua trở ngại to lớn đó để đem vinh quang về cho đất nước.
Một tấm gương tiêu biểu là bạn Lê Vũ Hoàng. Tuy sống trong một ngôi nhà lá dột nát, sáng cắt rau cho lợn ăn, chiều đánh bắt cá trầu, vừa chăm bà chăm em, vừa chăm mẹ nằm viện,... nhưng Hoàng vẫn đạt được giải Nhất trong cuôc thi "Đường lên đỉnh Olympia". Ý chí và nghị lực kiên cường đã giúp những con người ấy vượt lên hoàn cảnh khó khăn của bản thân. Hơn nữa, sinh viên Việt Nam khi tiếp xúc với các cuộc thi quốc tế thật sự gặp nhiều bất lợi vì họ không có đủ điều kiện để học tập, thực hành nhiều như sinh viên nước ngoài, càng không được nhận một nền giáo dục dân chủ, hiện đại, nhưng họ đã vượt qua hạn chế ấy. Vậy mới biết, bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, không đầu hàng số phận cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được những thành tích cao. Nếu chỉ biết khoang tay đầu hàng trước những khó khăn thì đến bao giờ bản thân mới có thể tiến bộ.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, khi thế giới vẫn không ngừng thay đổi dù chỉ trong một giây, thì những gương mặt sinh viên, học sinh ưu tú, những tấm huy chương, thành tích cao thật sự là những phương tiện quý giá để đất nước Việt Nam từ một quốc gia lạc hậu vươn lên sánh ngang tầm với thế giới. Để thực hiện điều đó, trước hết, học sinh, sinh viên Việt Nam cần rèn luyện những phẩm chất đã nêu ở trên để vượt qua những giới hạn về vật chất, khắc phục những điểm yếu của bản thân để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.
Tóm lại, học sinh chúng ta cần học tập những tấm gương học sinh, sinh viên Việt Nam tiêu biểu để đạt được thành tích cao, học tập về những phẩm chất như kiên trì, say mê học tập, năng động, sáng tạo, nghị lực vượt lên khó khăn của họ nhằm đạt được thành tích cao trong học tập, góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời Bác dạy.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều Phân tích Chị em Thúy Kiều hay nhất
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó
- Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng Bài viết số 6 lớp 9 đề 2
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Nêu ý kiến của em về vấn đề đồng phục học đường Nghị luận về vấn đề trang phục học đường
- Đề 1 bài viết số 5 ngữ văn 9 tập 2 trang 33 sgk
- Thay lời ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân Đóng vai ông hai kể lại truyện ngắn Làng - Văn mẫu 9
- Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online
- Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).
- Văn mẫu 9 bài viết số 1 đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
- Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ng