Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn năm 2022 - 2023 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 (Có ma trận, đáp án)

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2022 - 2023 được KhoaHoc tổng hợp và đăng tải trong bài viết dưới đây nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 7.

Đề thi giữa kì 1 Văn 7

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.

B. Lục bát.

C. Bốn chữ.

D. Năm chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.

B. Gieo vần chân.

C. Gieo vần linh hoạt.

D. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

  1. Quả chín.
  2. Mắt cá.
  3. Quả bóng.
  4. Cánh rừng xa.

Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

  1. Từ ghép.
  2. Từ láy.
  3. Từ đồng nghĩa.
  4. Từ trái nghĩa.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

  1. Bà nội.
  2. Người mẹ.
  3. Cô giáo.
  4. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

  1. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
  2. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.
  3. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
  4. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

  1. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
  2. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  3. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.
  4. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?

  1. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.
  2. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.
  3. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.
  4. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu):

“Trăng ơi có nơi nào.

Sáng hơn đất nước em…”?

Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương, đất nước ( trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu).

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.

Tải file để tham khảo chi tiết ma trận, đề thi cùng hướng dẫn giải chi tiết!

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2022 - 2023 có đáp án cùng ma trận được KhoaHoc tổng hợp và biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh có thêm tài liệu tham khảo hữu ích. Các em có thể ôn luyện kiến thức môn Văn 7 đã được học đồng thời làm quen cấu trúc đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 nhằm đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra chính thức của bản thân.

Liên kết tải về
Tài liệu tham khảo khác