Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
Câu 1: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
( Lê Quý Đôn)
Bài làm:
Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :
- Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.
- Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:
- liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
- Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); cũng có nghĩa chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng cổ.
- Hổ lửa chỉ tên một loài rắn (danh từ), hổ còn nghĩa cảm thấy mình thật kém cỏi (danh từ) như xấu hổ, hổ lòng.
- Ráo là tên một loài rắn (danh từ), ráo còn có nghĩa là khô, không bị ngập nước, ráo mép (tính từ)
Xem thêm bài viết khác
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
- Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy
- Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa
- Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
- Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
- Soạn văn bài: Chơi chữ
- Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
- Viết một đoạn văn về quê hương có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó.
- Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (Ghi ra các từ xuống phía dưới đoạn văn)
- Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh