Đọc câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và trả lời câu hỏi: Câu chuyện trên đã có bố cục hay chưa?
b) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài.
Khi ở đáy giếng, ếch nhìn lên và nó thấy trời bé tí ti, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp.
- Câu chuyện trên đã có bố cục hay chưa?
- Cách kể chuyện như trên có chỗ nào bất hợp lí?
- Theo em, nên sắp xếp bố cục câu chuyện trên như thế nào?
Bài làm:
- Câu chuyện trên chưa có bố cục. Cách sắp xếp bất hợp lí thể hiện: Câu chuyện kể về con ếch khi ra bên ngoài, sau đó lại kể về con ếch khi ở đáy giếng và kết thúc truyện là con ếch bị giẫm bẹp khi bên ngoài. Cách sắp xếp các chi tiết lộn xộn khiến người đọc khó hiểu, không làm nổi bật được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm. Vì vậy cần phải sắp xếp theo một trình tự logic hợp lí hơn.
- Có thể sắp xếp bố cục câu chuyện như sau: Cần trình bày hoàn cảnh sống của ếch khi ở đáy giếng ếch nhìn lên chỉ thấy trời bé tí ti nên coi thường mọi thứ. Sau đó vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài và nghênh ngang, nhâng nháo đi lại khắp nơi và nó đã bị giẫm bẹp
Xem thêm bài viết khác
- a. Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn b. Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung, bài văn biểu cảm nói riêng
- Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Những hình ảnh dưới đây gợi cho em gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao nào đã hoc hoặc đã biết?
- Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " tiếng gà trưa", hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả bài thơ?
- Hãy giải thích vì sao cuộc giao tiếp trên không mang lại hiệu quả. Từ đó, em rút ra bài học gì?
- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
- Đọc các sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào ô trống:
- Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại
- Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.
- Hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương, đất nước mà em biết
- Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của mình.
- Soạn văn 7 VNEN bài 12: Rằm tháng giêng