Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa
Câu 3: (Trang 83 - SGK Ngữ văn 7) Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết rất nhiều, nên Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh khí không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương.
(Theo Vũ Ngọc Phan)
Bài làm:
Những từ Hán Việt được dùng góp phần tạo sắc thái cổ xưa là: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần, thiếu nữ ... Những từ ngữ cổ đã tạo ra sắc thái trang trọng, phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chữa lỗi về quan hệ từ
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi- Thiếp thì về có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
- Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản
- Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Rằm tháng giêng
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản bài Cổng trường mở ra
- Nội dung chính bài Mùa xuân của tôi
- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm đã cho sẵn
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.
- So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy