Giải bài 23 hóa học 10: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua

  • 1 Đánh giá

Axit clohidric có đầy đủ tính chất của một axit hay không ? Nhận biết ion clorua bằng cách nào ? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 22: Clo. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Hiđro clorua

1. Tính chất vật lí

  • Là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.
  • Hoá lỏng ở -85,10C, hoá rắn ở -114,20C.
  • Là khí rất độc.
  • Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

2. Tính chất hóa học

  • Khí HCl khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với CaCO3 giải phóng khí CO2, tác dụng rất khó khăn với kim loại.
  • Dung dịch hiđro clorua trong benzen có tính chất tương tự hiđro clorua khô.

II. Axit clohiđric

1. Tính chất vật lí

  • Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm.
  • Khối lượng riêng 1,19 g/ml.

2. Tính chất hóa học

a) HCl là một dung dịch axit mạnh.

  • Làm đỏ giấy quỳ.
  • Tác dụng với bazơ :

NaOH + HCl → NaCl + H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ :

CaO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  • Tác dụng với muối :

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2­ + H2O

  • Tác dụng với kim loại :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­

Cu + HCl → không xảy ra pư

b) Tính khử của HCl

  • Trong phân tử HCl, nguyên tử clo có số oxi hóa là -1 dễ bị oxi hóa lên Cl2.

K2Cr2O7 +14HCl (đặc) → 2CrCl3 + 3Cl2­+ 2KCl + 7H2O

2KMnO4 (rắn)+16HCl (đặc) → 2KCl+2MnCl2 +5Cl2­+8H2O

3. Điều chế

  • Trong phòng thí nghiệm

NaCl + H2SO4 →(t <250oC) NaHSO4 + HCl

2NaCl + H2SO4 →(t > 400oC) Na2SO4 + 2HCl

  • Trong công nghiệp
    • Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.
    • Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl2
    • Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ

III. Muối của axit clohiđric. Nhận biết ion clorua

1. Muối của axit clohiđric

  • Muối clorua là muối của axit clohiđric.
  • Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl, PbCl2 (không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng), CuCl, HgCl2
  • Một số muối clorua dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như Cu(II) clorua, sắt(III) clorua, thiếc(IV) clorua…

2. Nhận biết ion clorua

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + HCl→ AgCl↓ + HNO3

→ Kết luận : Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 : Trang 106 sgk hóa 10

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?

A. 40,5 g

B. 45,5g

C. 55,5g

D. 65.5g

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 : Trang 106 sgk hóa 10

Nêu các tính chất vật lí của khí clorua?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3 : Trang 106 sgk hóa 10

Có các chất sau: axit sunfuric, nước, kaliclorua rắn. Hãy viết phương trình của hóa học của các phản ứng để điều chế hidro clorua

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 : Trang 106 sgk hóa 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohidric để làm thí dụ:

a) Đó là những phản ứng oxi hóa khử

b) Đó không phải là là những phản ứng oxi hóa khử

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5 : Trang 106 sgk hóa 10

Bản chất của các phản ứng điều chế hidro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6 : Trang 106 sgk hóa 10

Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7 : Trang 106 sgk hóa 10

Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohidric trong các trường hợp sau:

a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.

b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm hóa học 10 bài 23: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua


  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021