Giải bài 39 sinh 7: Cấu tạo trong của thằn lằn
Bằng phương pháp quan sát tranh và mô hình, chúng ta đưa ra cấu tạo trong của thằn lằn. Đó là nội dung của bài 39. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Bộ xương
Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:
- Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.
- Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
- Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.
II. Các cơ quan dinh dưỡng
1. Tiêu hóa
- Ống tiêu hóa phân hóa rõ hơn: ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
2. Tuần hoàn - Hô hấp
- Tuần hoàn:
- Có 2 vòng tuần hoàn
- Tim 3 ngăn, có vách hụt ở tâm thất
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Hô hấp:
- Hô hấp bằng phổi
- Sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn
3. Bài tiết
- Hậu thận: có khả năng hấp thụ lại nước
III. Thần kinh và giác quan
- Não trước và tiểu não phát triển
- Tai có màng nhĩ nằm sâu trong hốc tai
- Mắt củ động linh hoạt
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 129 - sgk Sinh học 7
So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?
Câu 2: Trang 129 - sgk Sinh học 7
Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Câu 3: Trang 129 - sgk Sinh học 7
Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.
=> Trắc nghiệm sinh học 7 bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay
- Giải bài 15 sinh 7: Giun đất
- Phân biệt thành phần tế bào ớ lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào này
- Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
- Giải bài 24 sinh 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
- Hãy kể tên một số Động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh?
- Giải sinh 7 bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- Giải bài 38 sinh 7: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Nêu sự phân hóa và chuyên hóa của một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục)
- Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
- Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật
- Giải bài 50 sinh 7: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt