Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa - Văn mẫu 12

  • 1 Đánh giá

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Nhan đề không chỉ là tên gọi của một tác phẩm mà còn có vai trò hé mở nội dung, định hướng tiếp cận cho người đọc. Qua việc trình bày ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, các em không chỉ hiểu ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua nhan đề mà còn có thêm cơ sở trong việc tìm hiểu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Mời các em cùng tham khảo

Bài Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây nêu rõ thông tin hoàn cảnh ra đời cũng như ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xã của Nguyễn Minh Châu, bên cạnh đó bài viết cũng giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Chấu. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu

a. Tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. Năm 1962 ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Minh Châu

Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn.

Quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống của Nguyễn Minh Châu là một quan niệm đặt trên nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.

“Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987.

2. Hoàn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa

“Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987. Năm 1983, đó là một thời điểm khá đặc biệt khi cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường. Và cũng trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu.

“Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang đậm tính chiến đấu, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh, ngòi bút của nhà văn hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên. “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời giúp nhà văn gửi gắm được những thông điệp nghệ thuật quan trọng.

Hoàn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa

3. Khái quát về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

a. Xuất xứ

Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 - khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 6 năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.

Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

b. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.

Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài.

Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

c. Giá trị nội dung

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

d. Giá trị nghệ thuật

Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc.

Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

e. Mở bài Phân tích chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời hậu chiến. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò "người mở đường" của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài, qua đó thể hiện những phát hiện về nghịch lí trong cuộc sống của con người và gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật - cuộc đời, giữa người nghệ sĩ - nhân dân.

g. Kết bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nghệ thuật đích thực là khi nó hướng đến con người, phản ánh hiện thực vốn có của đời sống, cái đẹp mà nghệ thuật mang đến cho cuộc đời trước hết phải là sự thật. Cuộc sống vốn đa chiều, đa diện nên khi nhìn nhận, đánh giá chúng ta cần có cái nhìn tỉnh táo, toàn diện để thấy được bản chất, sự thật bên trong.

4. Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận lệnh về vùng biển miền Trung cũng là chiến trường năm xưa anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày lui tới và thay đổi quyết định của mình cũng như tìm kiếm cảnh đẹp, cuối cùng anh cũng bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa đang tiến vào bờ ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng. Cảnh tượng đó đẹp đến mức như một bức tranh mực tàu. Anh giơ máy lên chụp lia lịa thì phát hiện sau cảnh đắt trời cho ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác là đứa con cả từ đâu lao tới đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó liền tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương.

Người vợ được chánh án Đẩu (Đẩu là bạn cũ của Phùng) mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng và Đẩu ra sức khuyên nhủ người đàn bàn nên bỏ lão chồng vũ phu đi để cảnh tượng này không lặp lại nhưng khi người đàn bà đưa ra những lí lẽ lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì Phùng và Đẩu chỉ biết im lặng, cúi đầu. Người đàn bà lại trở về với cuộc sống đời thường, với sự vất vả và những trận đòn roi.

Nghệ sĩ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh trên tay cùng những kỉ niệm không thể nào quên về những chuyện đã xảy ra trên biển. Tấm ảnh thu vào bộ lịch năm ấy gợi lên vẻ đẹp man mác của biển cả cùng cuộc sống đói nghèo đến cùng quẫn của con người gây ám ảnh không chỉ với Phùng mà còn với nhiều bạn đọc.

Xem thêm: Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa đặc sắc

5. Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa

“Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền “, cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự li khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau. Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sĩ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lí của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tâm tối và bạo lực gia đình.

Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, hời hợt, nhìn hình thức, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sĩ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực, dẫu là tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định về trách nhiệm của người nghệ sĩ:” nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhân vật cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy”người đàn bàn ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

6. Mở bài và kết bài Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài Phân tích chiếc thuyền ngoài xa mẫu 1

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò "người mở đường" của Nguyễn Minh Châu. Qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lí trong cuộc sống của con người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Kết bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 1

Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong trong việc đi sâu khám phá những "ngóc ngách" của đời sống, phát hiện ra những góc khuất, những phức tạp của cuộc sống ấy. Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là phát hiện của ông về góc tối trong cuộc sống của những con người nghèo khổ mà qua đó ông còn đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với con người đồng thời đặt ra trách nhiệm của những người nghệ sĩ, khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống cần có cái nhìn sâu rộng, cảm thông để thấy được bản chất dù là xù xì, xấu xí bên trong thay vì cái nhìn phiến diện như chiếc thuyền ở ngoài xa.

Tham khảo thêm: Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa

7. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: Soạn bài, văn mẫu

8. Tổng hợp các bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mở bài

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.

2. Thân bài

a. Phát hiện thứ nhất

Nguyên nhân: trưởng phòng yêu cầu Phùng chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu để phục kích.

Phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: con thuyền kéo lưới đang tiến vào bờ, vài bóng người im phăng phắc. → Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.

→ Bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Dường như anh đã bắt gặp cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.

b. Phát hiện thứ hai

Khi con thuyền tiến vào bờ, Phùng chứng kiến nghịch lí, đằng sau vẻ đẹp của con thuyền khi nãy là cảnh tượng gã thuyền chài lôi vợ mình lên bò đánh đập dã man, vừa đánh vừa hết lời mắng nhiếc, chửi rủa. → Chẳng phải là đạo đức, là chân lý của sự toàn thiện.

Nhưng chưa kịp thì ra can ngăn thì thằng Phác - con trai lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

→ Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cái vẻ đẹp toàn bích, toàn thiện kia là những điều hết sức ngang trái, xấu xa và những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.

Tham khảo thêm: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật người đàn bà làng chài.

2. Thân bài

a. Ngoại hình

Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng, tấm lưng bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.

Sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận.

b. Tính cách, phẩm chất

Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả.

Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.

→ Bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn.

Giàu tình yêu thương: Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà bắt nguồn từ tình yêu thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.

Vị tha, bao dung: Bị người chồng đánh đập mà bà vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí bà còn biết ơn người đã cùng bà chèo chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con. Bà nhận mọi lỗi lầm về mình, bà nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì bà mà ra.

Thấu hiểu lẽ đời: Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.

c. Đánh giá chung

Người đàn bà là chân dung thành công của Nguyễn Minh Châu, để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người.

Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật đầy ám ảnh mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải tư tưởng nhân đạo qua tác phẩm.

3. Kết bài

Khái quát lại vẻ đẹp nhân phẩm của người đàn bà làng chài và nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài các em sẽ nắm được những ý chính của bài, từ đó rút ra được ý nghĩa của nhan đề của bài Chiếc thuyền ngoài xa. Chúc các em học tốt, để đạt kết quả cao trong học tập ngoài việc tham khảo bài văn mẫu trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh... đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé.

  • 60 lượt xem
Chủ đề liên quan