Nêu tác dụng của dấu hai chấm: Ở mục a và mục b, dấu hai chấm báo hiệu điều gì? Ở mục a, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?

  • 1 Đánh giá

3. Tìm hiểu tác dụng của dấu hai chấm.

(1) Đọc các câu văn, câu thơ sau:

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

(Theo Trường Chinh)

b. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

(Tô Hoài)

c. Đoạn thơ:

Bà thương không muôn bán Sân nhà sao sạch quá

Bèn thả vào trong chum. Đàn lợn đã được ăn

Rồi bà lại đi làm Cơm nước nấu tinh tươm

Đến khi về thấy lạ: Vườn rau tươi sạch cỏ.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

(2). Nêu tác dụng của dấu hai chấm:

  • Ở mục a và mục b, dấu hai chấm báo hiệu điều gì?
  • Ở mục a, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?
  • Ở mục b, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?
  • Ở mục c, dấu hai chấm báo hiệu điều gì?
  • Tìm trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu các ví dụ là những đoạn có dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của một nhân vật.

Bài làm:

Tác dụng của dấu hai chấm:

  • Ở mục a và b, dấu hai chấm báo hiệu lời nói trực tiếp của một nhân vật.
    • Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
    • Dấu hai chấm dẫn lời nói trong đoạn hội thoại của Dế Mèn và Nhà Trò.
  • Mục a, dấu hai chấm phối hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Mục b, dấu hai chấm phối hợp với dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng cho câu sau.
  • Mục c, dấu hai chấm báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Ví dụ là những đoạn có dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của một nhân vật trong bài Bênh vực kẻ yếu là:

  • Nức nở mãi, chị mới kế:
  • Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
  • Tôi cất tiếng hỏi lớn:
  • Tôi thét:
  • 22 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021