Nội dung chính bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
Trong văn lập luận thường mắc phải những lỗi sau:
Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. Lỗi về cách thức lập luận. Luận cứ và luận điểm không phù hợp.
Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ. Luận cứ lộn xộn, không theo trật tự lô –gic, và không đúng tiến tình lịch sử, cũng như bản chất của lịch sử.
B. Nội dung chính cụ thể
Trong văn lập luận thường mắc phải những lỗi sau:
I- Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
- Luận điểm ở đây bị lặp ý.
- Luận điểm dài dòng và không đi vào trọng tâm của vấn đề. Giữa luận điểm và luận cứ không có sự kết nối mà nó quá rời rạc.
Ví dụ 1: Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo… Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy.
Lỗi: Luận điểm ở đây bị lặp ý. lặp từ ngữ ở câu 1, 3 và 4.
Sửa: Cảnh vật ... tẻo teo, cảnh vật dường như ngưng đọng lại. Phải là một người rất yêu quê hương đất nước, Bắc Bộ, tác giả mới có thể miêu tả cảm xúc chân thật đến thế.
II- Lỗi về cách thức lập luận
- Luận cứ thiếu chính xác.
- Luận cứ lộn xộn, không theo trật tự lô –gic, và không đúng tiến tình lịch sử, cũng như bản chất của lịch sử.
Ví dụ 2: Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao nhiêu trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Lê Lợi đại phá quân Minh. Aỉ Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược. Đời Trần Hưng Đạo nhân dân đánh đuổi quân Nguyên, giành lại độc lập cho đất nước. Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy ở non sông. Những tên tuổi đó mãi sống cũng non sông đất nước.
Lỗi: Luận cứ lộn xộn, không theo trật tự lô –gic, và không đúng tiến tình lịch sử, cũng như bản chất của lịch sử.
III. Lỗi về cách thức lập luận
Luận cứ không phù hợp với luận điểm bởi cách liên kết và dẫn dắt luận điểm chưa hợp lý. Luận cứ và luận điểm không phù hợp.
Ví dụ 3: Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
Lỗi: luận cứ và luận điểm không phù hợp:
Sửa: Nam Cao viết nhiều về người nông dân và miếng cơm manh áo.
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta trong bài thơ
- Nội dung chính bài thơ Sóng
- Nội dung chính bài Tuyên ngôn độc lập
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Soạn văn hay: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (Trang 30 34 SGK)
- Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
- Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị, tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?
- Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.
- Soạn văn hay: Tuyên ngôn đọc lập (Phần một: Tác giả)
- Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà Bài 1 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1